Lễ rót đồng đúc đại hồng chung chùa Gác Chuông

GNO - Sáng nay, 26-11, chùa Gác Chuông (Ninh Bình) tổ chức lễ rót đồng đúc đại hồng chung.

Tham dự chứng minh, gia tâm cầu nguyện có chư Thượng tọa, Đại đức trụ trì các tự viện trong tỉnh, các quan khách chính quyền và nhân dân làng Thư Điền (xã Ninh Nhất, TP.Ninh Bình).

Buổi lễ diễn ra với các nghi thức: niêm hương bạch Phật, sái tịnh đạo tràng, trì tụng kinh văn, gia trì, chú nguyện. Nghi thức diễn ra trang nghiêm và thành kính.

1.jpg
Chư Thượng tọa, Đại đức tiến hành nghi thức trì tụng và chú nguyện trước khi đúc đại hồng chung

Phát biểu tại buổi lễ, TT.Thích Minh Quang, UV HĐTS, Phó ban kiêm Chánh Thư ký BTS Phật giáo tỉnh Ninh Bình, trụ trì chùa Gác Chuông chia sẻ - đại hồng chung (còn gọi là chuông U minh) thường được thỉnh vào hai thời điểm trong ngày: bắt đầu ngày mới với ý nghĩa nhắc nhở mọi người mọi loài ngày mới đã sang, hãy sống thức tỉnh trọn vẹn 24 giờ trong sự tu tập tinh tấn, làm những điều lành, tránh những điều ác, gieo các thiện duyên đến mọi người. Thỉnh chuông vào buổi chiều tà với lời cảnh tỉnh một ngày sắp qua, hãy quay về tự thân để quán chiếu, gạn đục khơi trong nơi dòng tâm thức cho nội tâm an tĩnh.

Dịp này, TT.Thích Minh Quang nêu lên những thiện duyên tốt đẹp từ sự hỗ trợ của chính quyền và các đơn vị tài trợ để có được buổi lễ diễn ra viên mãn, đáp ứng được nguyện vọng của nhà chùa và nhân dân Phật tử địa phương.

3.jpg
Buổi lễ diễn ra trong niềm hoan hỷ của các cấp chính quyền, quan khách và người dân địa phương

4.jpg
Cây bàng 231 năm tuổi trước cổng tam quan rêu phong của chùa Gác Chuông

Được biết, chùa Gác Chuông còn có tên gọi khác là Hưng Long, có tuổi đời hàng trăm năm. Trải qua sự biến đổi của thời gian nhưng gác chuông (cũng là cổng tam quan của chùa) vẫn giữ được nét đẹp rêu phong, cổ kính như miền cổ tích.

Đặc biệt, ngôi chùa còn đang sở hữu 2 cây cổ thụ được công nhận là "Cây di sản" Việt Nam. Cây thị (529 năm tuổi) và cây bàng cổ thụ (231 năm tuổi) trong khuôn viên của chùa được công nhận là những cây di sản đầu tiên ở miền đất cố đô Hoa Lư vào năm 2013.

Lương Đình Khoa

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày