Lễ Sen Dolta - Nét đẹp tín ngưỡng Khmer Nam bộ

Sen Dolta - Lễ vu lan, báo hiếu của đồng bào Khmer Nam bộ. (Ảnh: Internet)
Sen Dolta - Lễ vu lan, báo hiếu của đồng bào Khmer Nam bộ. (Ảnh: Internet)
Cũng như lễ Vu Lan báo hiếu của đồng bào dân tộc Kinh, đồng bào Khmer Nam bộ có ngày Lễ Sen Dolta để ghi nhớ công ơn sinh thành nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ vào các ngày từ 29/8 đến 1/9 âm lịch hằng năm.

Năm 2009, do "nhuận hai tháng 5'' nên Lễ Sen Dolta được tổ chức từ ngày 16 - 18/9 (tức ngày 28/7 - 30/7 âm lịch).

Lễ Dolta ngày nay không đơn thuần là hình thức tín ngưỡng Phật giáo mà đã trở thành nét văn hóa đặc trưng trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer Nam bộ. Theo ông Chau Kim Sêng, Phó Ban Dân tộc tỉnh An Giang cho biết, tập tục ngày nay đơn giản hơn.

Từ ngày 16/7 - 30/7 (âm lịch), các gia đình người Khmer Nam bộ đều tập trung vào chùa để nghe kinh Phật và cúng linh vị tổ tiên đã gửi vào đây. Các gia đình người Khmer còn kết bè bằng cây chuối, dâng lễ vật lên bè thả trôi trên dòng sông, rạch để cúng những người đã khuất.

Lễ Dolta không hình thức phô trương. Những món ăn thân thiết, gần gũi với đời thường như trái cây vườn nhà, sản vật chợ quê, nếp thơm dẻo được bàn tay khéo léo của phụ nữ Khmer chế biến thành thức ăn truyền thống như bánh tét, bánh nếp, bánh ít dâng lên bàn thờ cúng tổ tiên.

Con cháu các hộ Khmer còn chuẩn bị các thức ăn, lễ vật có ý nghĩa dâng lên ông bà, cha mẹ còn sống để tỏ lòng hiếu kính.

Những ngày Lễ Dolta tại các chùa Khmer còn tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn các loại hình nghệ thuật như hòa nhạc ngũ âm, hát dì kê, múa các điệu múa Ramvong, dân tộc truyền thống… để nhân dân vui chơi, mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào Khmer Nam bộ.

Riêng đồng bào Khmer ở tỉnh An Giang thì sau các hoạt động văn hóa nghệ thuật tại các chùa còn tổ chức Lễ hội đua bò Bảy Núi.

Năm nay, tỉnh An Giang tổ chức "Lễ hội đua bò Bảy Núi mở rộng lần thứ 18" tại xã Vĩnh Trung (huyện Tịnh Biên), tham dự có 72 đôi bò của đồng bào Khmer thuộc huyện Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) và huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) vào ngày 18/9 (tức ngày 30/7 âm lịch tới)./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thượng tọa Thích Đức Thiện đọc toàn văn Tuyên bố chung Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc Thành phố Hồ Chí Minh 2025 tại phiên bế mạc, sáng nay, 8-5

Tuyên bố chung Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc Thành phố Hồ Chí Minh 2025

GNO - Tại phiên bế mạc Đại lễ Vesak 2025, sáng 8-5, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ đọc toàn văn Tuyên bố chung Thành phố Hồ Chí Minh; bản tiếng Anh do Hòa thượng TS.Tampalawela Dhammaratana, Phó Chủ tịch ICDV công bố.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại phiên bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 - Ảnh: Đăng Huy

Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tại phiên bế mạc Đại lễ Vesak LHQ 2025

GNO - Việc đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP.HCM là dấu ấn rõ nét, cho thấy vai trò ngày càng được nâng cao của GHPGVN trong cộng đồng Phật giáo quốc tế và trong tăng cường đối thoại các vấn đề toàn cầu, ngăn chặn xung đột, thúc đẩy công bằng xã hội và phát triển bền vững...
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đọc Diễn văn bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

Diễn văn bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

GNO - Đoàn kết và bao dung không chỉ là học thuyết đạo đức Phật giáo, mà còn mãi là kim chỉ nam cho những suy nghĩ, lời nói, và hành động của con người để xây dựng xã hội an hòa, ít xung đột, tràn ngập thương yêu.

Thông tin hàng ngày