Lễ tưởng niệm Hòa thượng Thích Huệ Hưng (1917-1990) tại tu viện Huệ Quang

Chư vị giáo phẩm thắp hương tưởng niệm Hòa thượng Thích Huệ Hưng tại tu viện Huệ Quang
Chư vị giáo phẩm thắp hương tưởng niệm Hòa thượng Thích Huệ Hưng tại tu viện Huệ Quang
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Sáng nay, 25-2 (28-1-Ất Tỵ), tại tu viện Huệ Quang, Ban Trị sự GHPGVN Q.Tân Phú và môn đồ đệ tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ tưởng niệm 35 năm ngày Hòa thượng Thích Huệ Hưng, nguyên Trưởng ban Tăng sự T.Ư, khai sơn tu viện Huệ Quang viên tịch.

Di ảnh Hòa thượng Thích Huệ Hưng tại Tổ đường tu viện Huệ Quang

Di ảnh Hòa thượng Thích Huệ Hưng tại Tổ đường tu viện Huệ Quang

Chứng minh, tham dự buổi lễ tưởng niệm có Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Tín, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh; Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự; Trưởng lão Hòa thượng Thích Huệ Văn, Thành viên Hội đồng Chứng minh, Cố vấn Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; cùng chư tôn đức Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Thường trực Ban Trị sự Q.Tân Phú; chư tôn đức các quận, huyện, Ban Điều hành Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang, Tăng Ni và Phật tử các tự viện.

Hòa thượng Thích Thiện Hòa ôn cung tuyên tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Hưng
Hòa thượng Thích Thiện Hòa ôn cung tuyên tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Hưng

Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Thiện Hòa, Trưởng ban Trị sự GHPGVN Q.Tân Phú thay mặt Ban Tổ chức cung tuyên tiểu sử và dâng lời tưởng niệm Giác linh Hòa thượng Thích Huệ Hưng.

Theo đó, cuộc đời hành đạo và hóa đạo của Hòa thượng Thích Huệ Hưng rất bình dị, chơn tu thật học, nghiêm trì giới luật, xiển dương Phật pháp bằng con đường giáo dục tại miền Nam.

Chư tôn đức thắp hương tưởng niệm và đảnh lễ trước hương án Hòa thượng Thích Huệ Hưng
Chư tôn đức thắp hương tưởng niệm và đảnh lễ trước hương án Hòa thượng Thích Huệ Hưng

Hòa thượng đạo hiệu Thích Huệ Hưng (1917-1990), thế danh Nguyễn Thành Chẩm, thuộc dòng Thiền Lâm Tế đời thứ 39, là đệ tử Tổ Vạn An (Sa Đéc).

Ngài được thế phát vào năm 1938, vừa tròn 21 tuổi, thọ giới Sa-di vào năm 1942, thọ Tỳ-kheo, Bồ-tát giới vào năm 1943; được GHPGVN tấn phong giáo phẩm Hòa thượng năm 1987.

Chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức sâu dày của cố Hòa thượng Thích Huệ Hưng

Chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức sâu dày của cố Hòa thượng Thích Huệ Hưng

Trong suốt quá trình hành đạo, Hòa thượng đã từng đảm nhận nhiều vai trò quan trọng của Giáo hội như: Thành viên Hội đồng Giáo phẩm T.Ư GHPGVN Thống nhất; Phó ban Trị sự Thành hội kiêm Ủy viên Ban Giáo dục Tăng Ni; Hiệu Phó kiêm Giảng viên Trường Cao cấp Phật học (Cơ sở 2); Trưởng ban Tăng sự T.Ư; Trưởng ban Phật giáo chuyên môn Viện Nghiên cứu Phật học VN; Tổng lý Hội đồng Quản trị tổ đình Ấn Quang; Chứng minh và cố vấn tổ đình Kim Huê (Sa Đéc), chùa Tuyền Lâm (Q.6), Sơn Bửu (TP.Vũng Tàu); viện chủ tu viện Huệ Quang (Q.Tân Phú).

Năm 1951, trong thời gian dưỡng bệnh tại chùa Giác Nguyên (TP.HCM), Hòa thượng vẫn dạy kinh cho Tăng chúng, phiên dịch kinh Duy ma cậtKim cang giảng lục. Hòa thượng Huệ Hưng đã phụ giúp Hòa thượng Thích Thiện Hòa, viện chủ chùa Ấn Quang giảng các bộ kinh Đại thừa.

Chư tôn đức đại diện môn đồ pháp quyến
Chư tôn đức đại diện môn đồ pháp quyến

Ngài được cung thỉnh giảng dạy nhiều trường hạ do Thành hội Phật giáo TP.HCM tổ chức và cung thỉnh làm giới sư nhiều Đại giới đàn tại Việt Nam Quốc Tự, Phật Học viện Cao đẳng Huệ Nghiêm, Đại giới đàn Huệ Quang - Mỹ Tho, Đại giới đàn Phước Huệ - Nha Trang, Đại giới đàn chùa Quảng Đức - Long Xuyên, Đại giới đàn do Thành hội Phật giáo TP.HCM tổ chức tại chùa Ấn Quang.

Trong sự nghiệp dịch kinh tạng, Hòa thượng đã phiên dịch các bộ kinh như: Duy ma cật, Kim cang giảng lục, Lược sử Đức Lục Tổ, Pháp môn tu chứng Lăng Nghiêm Đại Định; chưa xuất bản kinh Phật thuyết đương lai biến, Phật thuyết diệt tận, Tập tri kiến giải thoát, Phạm võng hiệp chú...

Quang cảnh lễ tưởng niệm

Quang cảnh lễ tưởng niệm

Tại buổi lễ, chư tôn giáo phẩm thắp hương tưởng niệm Giác linh Hòa thượng Thích Huệ Hưng; chư tôn đức Tăng Ni thành kính đảnh lễ, tri ân công đức sâu dày của cố Hòa thượng, người đã dành cả đời phụng sự, cống hiến cho đạo pháp.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Phụng tống kim quan Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Trí nhập bảo tháp trong khuôn viên chùa Long Hòa

Bình Định: Lễ truy niệm và phụng tống kim quan Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Trí nhập bảo tháp

GNO - Sáng nay, 25-2, tại chùa Long Hòa (xã Cát Tân, H.Phù Cát, Bình Định), chư tôn giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định cùng môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm cử hành Lễ truy niệm và phụng tống kim quan cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Trí nhập bảo tháp.
Về ý nghĩa Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc

Về ý nghĩa Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc

GNO - Ngày lễ Tam hợp - kỷ niệm Đức Phật đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết-bàn được công nhận Ngày Vesak Liên Hiệp Quốc (LHQ) là một sư kiện vô cùng hy hữu của tổ chức lớn nhất thế giới này. 
Lai lịch và công năng của Thập nhất diện Quan Âm

Lai lịch và công năng của Thập nhất diện Quan Âm

NSGN - Trong Phật giáo, Thập nhất diện Quan Âm, Phạn: Ekadasamukha, còn gọi: Thập nhất diện Quán Tự Tại Bồ-tát, Đại Quang Phổ Chiếu Quán Thế Âm Bồ-tát (Trung Quốc: Daguang Puzhao Guanshiyin; Nhật Bản: Daiko Fusho Kanzeon).

Thông tin hàng ngày