Lễ tưởng niệm tổ khai sơn chùa cổ Phước Long

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 24-10 (29-9-Nhâm Dần), lễ tưởng niệm tổ khai sơn được trang nghiêm tổ chức tại chùa Phước Long (thôn Phước Lý, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa).

Chứng minh, tham dự có Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, viện chủ chùa Phổ Hóa (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình); Thượng tọa Thích Nhuận Đức, Trưởng ban Trị sự GHPGVN thị xã Ninh Hòa; Đại đức Thích Thiện Ký, Phó Thường trực Ban Trị sự Phật giáo thị xã; chư tôn đức trụ trì các tự viện cùng đông đảo Phật tử trong và ngoài thị xã,...

Đại đức Thích Nhuận Phát, trụ trì chùa Phước Long đã cung thỉnh Thượng tọa Thích Thiện Hoan, trụ trì chùa Thanh Lương đương vi sám chủ.

Quang cảnh buổi lễ

Quang cảnh buổi lễ

Theo đó, tổ khai sơn thuộc dòng Lâm Tế Chánh tông, đời thứ 36, húy thượng Tế hạ Nhuận, hiệu Hòa Quang.

Được biết, Phước Long tự được xây cùng thời với chùa Hưng Long (thôn Bình Trị, xã Ninh Bình, Ninh Hòa), chùa Bảo Long (thôn Thuận Mỹ, xã Ninh Quang), chùa Kim Long (thôn Phú Hòa, xã Ninh Quang), chùa Khánh Long (thôn Tuân Thừa, xã Ninh Bình) vào khoảng năm 1679. Tất cả các chùa đều nằm trong hệ thống Phật giáo thời bấy giờ nên tên chùa có chung chữ “Long”.

Tháp tổ khai sơn trong khuôn viên chùa Phước Long

Tháp tổ khai sơn trong khuôn viên chùa Phước Long

Nhân dịp này, chư Tăng bổn tự cũng đã kết hiệp kỵ chư vị giác linh tiền bối hữu công, tiên linh ký linh ký cốt tại chùa, cúng thí thực cô hồn cầu nguyện quốc thái dân an.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đoàn từ thiện chùa Thiên Quang cứu trợ tại Myanmar

Chùa Thiên Quang (P.Đông Hòa, TP.HCM) thăm các tu viện, xây 10 căn nhà hỗ trợ người dân Myanmar sau động đất

GNO - Từ ngày 28-6 đến 1-7, đoàn từ thiện chùa Thiên Quang (P.Đông Hòa, TP.HCM), dưới sự hướng dẫn của Ni sư Thích nữ Hương Nhũ, trụ trì chùa đã trực tiếp đến thăm 20 tu viện, xây tặng 10 ngôi nhà tập trung, tặng quà cho 1.103 hộ dân tại Myanmar chịu ảnh hưởng bởi động đất xảy ra vào ngày 28-3.
Tranh minh hoạ tăng nhân Biện Cơ

Biện Cơ - vị tăng nhân tài hoa nhưng bạc phận

NSGN - Một trong những tác phẩm của ngài Huyền Trang (602-664) mang tính cống hiến vĩ đại cho ngành khảo cổ ở Ấn Độ nói riêng và cho cả nhân loại nói chung, góp phần giúp tìm ra những Thánh tích nổi tiếng của Phật giáo tại Ấn Độ, đó chính là tác phẩm Đại Đường Tây Vực ký (大唐西域記).

Thông tin hàng ngày