Liễu Quán số 23: Khơi lại trầm tích trong một ngôi cổ tự ở Bình Định

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ở năm thứ 8, với 23 kỳ của ấn phẩm tục bản cải tiến toàn diện về nội dung và hình thức, xuất bản 3 số / năm, bên cạnh chuyên đề, Liễu Quán còn có các chuyên mục Phật học, Văn hóa, Di sản, Trên địa cầu xanh, Sen hàm tiếu...
Ấn phẩm Liễu Quán số 23 - Mỹ thuật: Mai Quế Vũ

Ấn phẩm Liễu Quán số 23 - Mỹ thuật: Mai Quế Vũ

“Thập Tháp Di Đà là một trong những ngôi cổ tự có tuổi đời xưa nhất tại miền Trung, là nơi lưu xuất nhiều thế hệ cao tăng có nhiều đóng góp quan trọng đối với lịch sử Phật giáo và dân tộc. Ngôi cổ tự này hiện đang lưu giữ một khối lượng tư liệu đồ sộ, với niên đại cổ xưa, chủng loại phong phú, trầm tích nhiều thông tin sử liệu quý giá, rất cần được quan tâm nghiên cứu một cách thấu đáo và toàn diện”, đó là lời dẫn của Ban biên tập cho chuyên đề “Tổ đình Thập Tháp: Tự sở, truyền thừa và di sản tư liệu” trên ấn phẩm Liễu Quán số số 23, phát hành kính mừng Phật đản Phật lịch 2565 (2021).

Theo đó, ấn phẩm Liễu Quán kỳ này dành phần lớn dung lượng để đăng tải những nội dung nghiên cứu liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của ngôi chùa, về đặc điểm kiến trúc, thiết chế thờ tự cùng hệ thống pháp tượng, về truyền thống thanh quy của thiền môn và hành trạng lịch đại tổ sư truyền thừa, về di sản mộc bản, điển tịch cổ, bia ký cùng nhiều tư liệu Hán Nôm quý giá khác với tuổi đời trên dưới 300 năm, được nhiều thế hệ chư tôn đức chăm sóc, gìn giữ cẩn mật cho đến tận hôm nay.

Lý do trên khiến cho Liễu Quán số 23 không có một số chuyên mục quen thuộc như nội dung phân bố ở các số trước.

Nội dung Liễu Quán số 23

Nội dung Liễu Quán số 23

Bước vào năm thứ 8, Liễu Quán với ấn phẩm tục bản cải tiến toàn diện về nội dung và hình thức, xuất bản định kỳ một năm 3 số, bên cạnh chuyên đề, còn có các chuyên mục Phật học, văn hóa, di sản, trên địa cầu xanh… đem đến một nguồn tư liệu và thông tin đáng đọc đối với người quan tâm tìm hiểu về văn hóa Phật giáo và dân tộc.

Liễu Quán được phát hành tại Nhà sách Hà Nội (TP.HCM); Trung tâm Văn hóa Liễu Quán Huế (15A Lê Lợi, TP.Huế); Phòng Phát hành số 73 Phố Quán Sứ (Hà Nội).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày