Mong chia bớt những nỗi khổ niềm đau trong mùa đại dịch Covid-19

Những suất cơm chay chùa Giác Tánh tặng đến người khó khăn
Những suất cơm chay chùa Giác Tánh tặng đến người khó khăn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đó là tâm nguyện của Đại đức Thích Trí Lực, trụ trì chùa Giác Tánh, quận Tân Bình (TP.HCM) với những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề trong mùa giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19.

Mỗi ngày khoảng 9 giờ sáng, 100 phần cơm chay chùa Giác Tánh được tình nguyện viên sắp xếp lên xe máy và đi khắp các tuyến đường TP.HCM tặng cơm cho người khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Có mặt cùng các tình nguyện viên sáng 6-7, xuất phát tặng cơm từ chùa Giác Tánh bắt đầu đi qua các tuyến đường Lạc Long Quân, Phú Thọ, Hồng Bàng, Kinh Dương Vương, An Dương Vương, Bà Hom, Hồng Bàng, Tạ Uyên, đường 3/2, Lê Đại Hành, Âu Cơ, và về lại chùa Giác Tánh tại đường Lạc Long Quân. Chỉ trong 1 giờ, 100 suất cơm chay đã được tặng hết đến những cô chú bán vé số, mua ve chai, chú xe ôm.

Có những cô chú cảm ơn rối rít, rồi xin thêm một phần để tặng cho người bên cạnh. Có những cô chú đi mua ve chai từ chối nhận những phần cơm trưa, “chú có mang theo phần cơm rồi, cảm ơn con nhiều nhé”.

Chị Tuyền tặng suất cơm chay đến chú bán vé số

Chị Tuyền tặng suất cơm chay đến chú bán vé số

Là tình nguyện viên có kinh nghiệm đi tặng cơm xuống phố nhiều lần chị Tuyền chia sẻ, mỗi ngày sẽ đi một quận khác nhau, dù đi nhiều lần nhưng mỗi lần đi đều xúc động “khi đi các suất cơm có nhiều người tới nhận làm tôi xúc động, mũi lòng vì họ rất trân quý và rất cần”.

Còn với chị Huỳnh hôm nay là lần đầu tiên chị đi tặng cơm chay chia sẻ: “Có nhiều chỗ tặng vui lắm, nhưng có những chỗ bất ngờ vì người ta ùa ra xin cơm. Có nhiều người họ không tham không lấy là không lấy vì mưu sinh được nên nhường lại cho người khác, thấy thương quá chừng”, chị Huỳnh bày tỏ.

Để có những suất cơm chay này thì mỗi ngày các thầy và Phật tử ở chùa phải chuẩn bị từ chiều hôm trước, sáng hôm sau sơ chế lại lần nữa, rồi cho vào hộp.

Bà Bé năm nay 57 tuổi, nhà ở gần chùa nên ngày nào cũng qua chùa phụ từ 5g sáng để sơ chế rau củ quả. "Mùa dịch nên thầy không cho vô chùa phụ đông, giảm bớt còn ít người, nên ngày nào tôi cũng qua phụ thầy, tuy hơi đuối những vui lắm con ơi. Thầy nhiệt tình dễ thương lắm nên phụ chùa được gì thì tôi phụ. Mình không hỗ trợ được kinh phí thì phụ hỗ trợ công sức cũng được rồi”, bà Bé chia sẻ.

Bà Bé cùng các Phật tử để cơm vào các hộp gửi tặng người khó khăn

Bà Bé cùng các Phật tử để cơm vào các hộp gửi tặng người khó khăn

Đại đức Thích Trí Lực, trụ trì chùa Giác Tánh (quận Tân Bình) cho biết mỗi ngày chùa nấu trung bình 400 suất cơm chay trưa để tặng cho những người nghèo, người bán vé số, người cơ nhỡ và phối hợp địa phương chăm lo lực lượng trực tại các chốt cách ly, phong toả tại phường 8.

“Có lần tôi cũng đi tặng quà cho người khó khăn trên các tuyến đường, khi tiếp xúc trò chuyện với chú xe ôm cả ngày không chạy được cuốc xe nào, tội lắm".

Thầy cũng cho biết những khu nhà trọ công nhân, các anh chị nghỉ làm lâu không còn đủ tiền để trả tiền phòng. Các Phật tử quen ở chùa hỗ trợ, 2 tháng nay Phật tử không lấy tiền nhà, các công nhân đỡ được phần.

Đại đức Thích Trí Lực, trụ trì chùa Giác Tánh trực tiếp nấu các suất cơm chay mỗi ngày
Đại đức Thích Trí Lực, trụ trì chùa Giác Tánh trực tiếp nấu các suất cơm chay mỗi ngày

Theo Đại đức Thích Trí Lực, tới ngày 15-7, nếu hết giãn cách theo Chỉ thị 10, chùa sẽ mở “Siêu thị 0 đồng” hỗ trợ bà con khó khăn do dịch bệnh. Và sau khi hết dịch thì chùa sẽ mở lại “Bếp ăn yêu thương” tại chùa Giác Tánh từ nhiều năm nay. Bởi lẽ, xung quanh chùa có nhiều người bán vé số, mua ve chai ở miền Trung vào trọ khu này rất nhiều. Buổi trưa hỗ trợ được phần ăn nào thì hay phần đó để bà con đỡ phải tốn tiền vì mọi người cũng khó khăn.

“Huy vọng có những nhà hảo tâm đóng góp để chùa tiếp tục san sẻ những yêu thương, để cuộc đời bớt đi những nỗi khổ niềm đau”, Đại đức Thích Trí Lực chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày