Một vị trà thiền có một không hai

GNO - Chư Tăng kính thần, tọa thiền, tụng kinh, hội họp bạn bè... trọn ngày đều không thể thiếu trà. Trong Thiền tông, trà đạo đã thể hiện bầu không khí tự nhiên, giản dị, dưỡng tánh, tu thân, cũng dung hợp những tình cảm tư tưởng của Nho gia và Đạo gia.

tra 1.jpg


Chùa Giáp Sơn từng là nơi để chư Tổ sư Thiền tông điểm tâm, thiền trà và giảng kinh

Vào triều đại nhà Tống, Thiền tông trà đạo đã phát triển đến đỉnh điểm, và các trà lâu (茶楼 lầu trà) đã dần dần đến các nước Nhật Bản, Hàn Quốc... và hiện nay đã lan rộng trên toàn thế giới.

Từ xưa đến nay, Trung Hoa nếu đã có một nền văn hóa rực rỡ hàng mấy ngàn năm, thì trà cũng có lịch sử văn hóa hàng mấy ngàn năm.

Mặc dù văn hóa trà chỉ là một phần của hệ thống văn hóa Trung Quốc, nhưng nội hàm của nó rất phong phú, lại tương quan mật thiết với nền văn hóa truyền thống rộng mà sâu. Trong đó, hai nền văn hóa thiền và trà còn có nguồn gốc sâu xa, "Trà thiền nhất vị" - tinh hoa của sự dung hợp đã trở thành một tuyệt xướng thiên cổ (có một không hai) được ghi chép đời đời trong lịch sử của Trung Quốc.

Chùa Giáp Sơn (夹山寺) tọa lạc tại Thường Đức, tỉnh Hồ Nam có lịch sử lâu đời, từng là nơi để chư Tổ sư Thiền tông điểm tâm, thiền trà và giảng kinh.

Thiền sư Thiện Hội - cao Tăng đời Đường và Thiền sư Viên Ngộ Khắc Cần - cao Tăng đời Tống thường giảng kinh thuyết pháp, phổ độ chúng sanh tại đây.

Quyển Bích Nham Lục (碧岩录) được gọi là "Tông môn đệ nhất thư" (宗门第一书) vẫn còn tồn tại, bộ này cũng được biên soạn và kết tập tại đây. Giáp Sơn còn là tổ đình trà thiền nổi tiếng khắp Đông Nam Á.

tra 2.jpg


Cổng chùa Giáp Sơn

Thiền sư Thiện Hội là Tổ sư khai sơn chùa Giáp Sơn, khi giảng kinh thuyết pháp, sư đã ngộ ra chân đế của "trà thiền nhất vị". Hơn nữa, nguồn gốc trà (trà thiền nhất vị) được khắc trên bia đá, do chính tay của Thiền sư Viên Ngộ Khắc Cần - cao Tăng đời Tống viết, còn lưu truyền cho đến nay.

Sự kết duyên giữa Phật và trà qua "trà thiền nhất vị", không chỉ ảnh hưởng to lớn đối với nội hàm phong phú của nền văn hóa trà, nêu cao kỹ thuật sản xuất trà, mà còn ảnh hưởng từ nghi thức Phật giáo và trình tự uống trà được hình thành trong đời sống hàng ngày, đó là nguồn gốc của lịch sử văn hóa trà Trung Quốc.

Lịch sử trà từ xưa đến nay, đã trải qua năm tháng dài dằng dặc từ thu thập loại mọc hoang cho đến công nhân gieo trồng, Phật giáo và trà sớm đã kết duyên vào thời đại nhà Tấn. Thời đó, nhiều tự viện trồng trà làm cho chư tăng trở thành một trong những số đông nhân công trồng cây trà sớm nhất.

Tương truyền, Tuệ Năng (慧能) - danh tăng đời Tấn (không phải Lục Tổ Huệ Năng đời Đường) chùa Đông Lâm, núi Lô Sơn, Giang Tây, lấy trà ngon tự mình trồng để chiêu đãi người bạn thân là Đào Uyên Minh (陶渊明 352 hoặc 365 - 427, thi nhân đời Đông Tấn), họ từng "luận trà ngâm thơ, nói chuyện đàm kinh thâu đêm suốt sáng".

Phật giáo và trà, đã phổ biến rộng khắp thúc đẩy mọi người có thói quen uống trà theo phong tục thời thượng, và làm cho hoạt động uống trà trở thành một loại văn hóa, đạt đến cảnh giới cao nhã siêu phàm thoát tục, và có những cống hiến không thể xóa nhòa.

Một trà một Thiền, hai nền văn hóa, có giống nhau có khác biệt, không đồng nhất cũng không độc quyền. Một vật một tâm, hai loại pháp số, có tướng hoặc không tướng, không thân cũng không sơ. Các ngôi tự viện Phật giáo phần nhiều ở nơi núi cao rừng sâu, được thiên nhiên ưu đãi, trong mây có sương mù, trong sương mù có mây, rất thích hợp cho cây trà sinh trưởng. Vì truyền thống tốt đẹp của Phật giáo, cả Thiền tông và nông nghiệp đều được xem trọng như nhau. Thiền tăng theo đuổi nghề nông, đa số đều trồng cây tạo rừng, chọn đất trồng trà. Chế tạo trà uống trà, dựa theo người xưa truyền lại dần dần trở thành thói quen. Rất nhiều loại trà nổi tiếng, đầu tiên đều do chính tay các vị thiền Tăng làm ra.

Chẳng hạn như trà Phật, trà Thiết Quan Âm, đều do chính các vị thiền Tăng đặt tên. Trong đó, cách trồng trọt, chọn hái, sao chế, rang tẩm, cân lượng, phần nhiều đều có sáng tạo. Phật giáo Trung Quốc không chỉ khai sáng nền văn hóa thiền độc đáo riêng của họ, mà họ còn rất thành thục đối với văn hóa trà vốn có của Trung Quốc, khiến cho trà và thiền dung hợp làm nhất thể, còn trở thành văn hóa thiền trà của Trung Quốc.

Trà không chỉ trợ giúp cho việc tu hành, thuật dưỡng sinh, mà còn trở thành khâu chủ yếu để ngộ Thiền, trở thành công cụ để hiển thị, để tiêu biểu cho đạo và pháp.

Nước là vật chí thanh trong thiên hạ, trà là mùi vị chí thanh trong nước, "bản sắc mùi vị" của nó phù hợp với "Tâm cảnh bình thường" xa lìa chấp trước, tự nhiên đạm bạc với Thiền gia. Uống vào một ngụm, ngọt ngào thấm nhuận trái tim; kính bạn một ly, tâm ta cùng tâm bạn khế hợp với nhau.

Văn hóa thiền trà vô hình trung thay đổi lúc nào không biết, tăng thêm nhiều suy nghĩ và cảm xúc cho con người và xã hội qua các thời đại. Đồng thời, các tự viện từ xưa đến nay luôn xem trọng uống trà, trồng trà, đem việc uống trà, tụng kinh, thanh quy của nhà Phật, cùng với quan niệm cuộc sống, triết lý Phật học, gồm chung vào một thể, "Trà Phật nhất gia", "Trà thiền nhất thể", "Trà thiền nhất vị" do đây mà phát sinh.

tra 3.jpg


“Trà thiền nhất vị” (thủ bút của Thiền sư Viên Ngộ Khắc Cần)

tra 4.jpg
Toàn cảnh chùa Giáp Sơn

Uống trà tâm phải bình khí phải hòa, nghiên cứu cách uống phải có trình tự, để tìm cho mình sự nhàn nhã, thanh tịnh, thoải mái đối với môi trường và tâm trạng. Theo núi lập chùa, theo chùa trồng trà sớm đã trở thành phong tục tập quán thời cổ. Tăng sĩ ngăn ngừa ngũ dục, không ham thích "đêm động phòng hoa chúc", cũng không dương dương tự đắc khi "tên đề bảng vàng". Nói thiền, đọc kinh, uống trà, đã trở thành bài học cơ bản và là sở thích chính của những Tăng sĩ có đời sống đạm bạc và xem thường danh lợi.

Chư Tăng kính thần, tọa thiền, tụng kinh, hội họp bạn bè... trọn ngày không thể thiếu trà. Thiền Tông, trà đạo đã thể hiện bầu không khí tự nhiên, giản dị, dưỡng tánh, tu thân, cũng dung hợp những tình cảm tư tưởng của Nho gia và Đạo gia.

Thiền tông trà đạo thời Tống, là thời kỳ cực thịnh và phát triển rộng rãi, đồng thời truyền đến các nước Nhật Bản, Hàn Quốc... hiện nay đã lan rộng trên thế giới, nỗ lực thúc đẩy giao lưu văn hóa đến các nước. Nhưng văn hóa trà và văn hóa Thiền lại cùng một lúc hưng vượng vào thời Đường, thiền làm cho trà từ uống đến nghệ thuật, từ nghệ thuật đến trà đạo. Dung hợp trà thiền nhất vị, bắt đầu bởi trà thánh Lục Vũ đời Đường, ông đã trước tác quyển "Trà Kinh" mở ra một luồng gió mới của nghệ thuật trà. Dung hợp trà và Thiền, tự nhiên như vậy, xảo diệu như vậy, nhưng lại sâu sắc như vậy.

Thanh Như (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trang nghiêm cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh an trí tại giới trường chùa Tỉnh Hội (Đồng Nai)

Đại Giới đàn Đạt Thanh: Cung thỉnh di ảnh Tổ sư về giới trường, giáo giới hành nghi các giới tử

GNO - Chiều 25-4, Ban Kiến đàn Đại giới đàn Đạt Thanh đã đến tổ đình Long Thiền cử hành lễ cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Đạt Thanh và giới bổn về chùa Tỉnh Hội - giới trường Tăng, đồng thời chư Ni trong Ban Kiến đàn cũng đã cung thỉnh di ảnh từ chùa Bửu Phong về chùa Phước Hội - giới trường Ni.

Thông tin hàng ngày