Mùa lũ, tinh thần từ bi của đạo Phật lại được phát huy

Giác Ngộ - Lũ về ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và lũ cũng dâng cao ở các tỉnh miền Trung, nhà ngập, người chết cùng nhiều thiệt hại về tài sản khác chưa thống kê được hết. Những hình ảnh đau thương, tan tát do lũ lụt chạy qua màn hình tivi cũng như qua những trang báo thì cũng là lúc những người con Phật hướng về vùng lũ.

Anh Ban doc 615.jpg

Học trò vùng lũ phơi sách vở bị ướt

Những ngày qua, trên trang Xã hội của Giác Ngộ online ngày nào cũng có tin cứu trợ lũ lụt ở miền Tây và miền Trung. Đoàn từ thiện Ban TTXH T.Ư, Báo Giác Ngộ, các quận, huyện và các chùa đã đến tận nơi để trao những phần quà nhằm làm vơi bớt những khó khăn do thiệt hại bởi thiên tai, tiếp cho bà con vùng lũ sức mạnh về tinh thần, giải quyết tức thời những khó khăn vật chất để người dân vững tâm sống chung, chống chọi lũ lụt.

Những đôi tay cháy nắng, những đôi mắt nhăn nheo, thâm quầng của những người dân quê chân chất nơi vùng lũ đón nhận những món quà giàu lòng sẻ chia của người con Phật là hình ảnh đẹp về lòng nhân ái, thấm nhuần tinh thần từ bi mà Phật dạy.

Tinh thần từ bi là cốt lõi của giáo lý nhà Phật lúc nào cũng được thể hiện một cách triệt để, nhanh chóng trong những trường hợp như thế, khi mà chúng sanh khổ, rơi vào hoàn cảnh khó khăn thì trái tim người con Phật thổn thức. Hạt giống từ có sẵn nơi tâm nên người con Phật sẵn lòng chung tay, chính vì vậy mà qua những thông bạch, thư ngỏ, lời kêu gọi nơi các chùa Phật tử lại nhín mỗi người một chút để chung tay.

Chủ nhật tuần trước, khi đến chùa Phước Viên (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) tham gia khóa niệm Phật chúng tôi đã được nghe Ni sư Từ Nhẫn, trụ trì chùa, vốn là người làm rất nhiều công tác từ thiện ngỏ lời mong Phật tử thực hiện nghĩa cử “Lá lành đùm lá rách”. Theo Ni sư Từ Nhẫn, năm nào chùa cũng đi, đi chuyến nào cũng có nhiều Phật tử từ khắp nơi chung tay yểm trợ… Đó chẳng phải là do tinh thần từ bi đã thấm nhuần trong mỗi người con Phật, để có dịp thì Phật tử lại sẵn lòng sẻ chia thì là gì? 

“Tất cả đều được soi rọi bởi ý thức cộng sinh, nhân quả rõ ràng, bởi người Phật tử luôn hiểu thấu đáo: “Gieo nhân gì gặt quả nấy” và “không từ bất kỳ việc thiện nào, dù nhỏ”. Do vậy, với những công việc mang tính cộng đồng chia sẻ như thế này thì không thể bỏ qua”, Phật tử Diệu Liên chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.
Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.

Thông tin hàng ngày