Mùa Vu lan, thăm ngôi cổ tự biểu tượng cho lòng hiếu thảo ở Huế

Chùa Từ Hiếu từ lâu đã trở thành một biểu tượng cho lòng hiếu thảo trong lòng người dân Việt
Chùa Từ Hiếu từ lâu đã trở thành một biểu tượng cho lòng hiếu thảo trong lòng người dân Việt
0:00 / 0:00
0:00
Tọa lạc tại TP.Huế, chùa Từ Hiếu từ lâu đã là biểu tượng của lòng hiếu thảo, gắn liền với câu chuyện cảm động về tình mẫu tử

Theo Trang thông tin Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, năm 1843, Hòa thượng Nhất Định đã từ bỏ chức vụ trong Hoàng cung, lui về ở ẩn để nuôi dưỡng mẹ già. Là người con có hiếu, tương truyền rằng, có lần mẹ già ốm yếu, lâm bệnh nặng, hàng ngày, ông lo thuốc thang nhưng mãi vẫn không khỏi, nên phải bồi dưỡng thịt, cá để chóng lành.

Hàng ngày, ông phải chống gậy băng rừng, vượt qua 5km để mua thịt, cá… mang về cho mẹ già ăn. Người dân đồn đoán là Hòa thượng nhưng lại ăn mặn, bỏ ngoài tai những lời nói ấy, ông vẫn tận tâm chăm sóc mẹ già.

Từ lúc xây dựng cho đến nay, chùa Từ Hiếu vẫn luôn giữ được nét tôn nghiêm, trầm mặc vốn có

Từ lúc xây dựng cho đến nay, chùa Từ Hiếu vẫn luôn giữ được nét tôn nghiêm, trầm mặc vốn có

Khi câu chuyện đến tai vua Tự Đức, một người cũng nổi tiếng hiếu thảo, nhà vua vô cùng cảm kích trước tấm lòng của Hòa thượng Nhất Định và đã ban cho “Sắc tứ Từ Hiếu tự”. Trên tấm bia tại chùa Từ Hiếu còn ghi rõ “Từ là đức lớn của Phật, nếu không Từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại; Hiếu là đầu hạnh của Phật, nếu không Hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời”.

Đến năm 1848, sau khi thiền sư Nhất Định viên tịch, triều đình thấu hiểu lòng hiếu thảo, đức độ của vị sư này, nên cho người mở rộng và tu sửa thảo am thành chùa Từ Hiếu. Với câu chuyện cảm động, chùa Từ Hiếu đã trở thành một biểu tượng của chốn thiền môn về đạo hiếu trong suốt nhiều thế kỷ qua.

Cũng không biết từ bao giờ ngôi chùa cũng trở thành biểu tượng cho lòng hiếu thảo của con cái đối với những bậc sinh thành. Điều đó đã thấm sâu vào đời sống văn hóa của người dân nơi đây như một nét đẹp. Cứ mỗi dịp Vu lan về, các Phật tử lại đến chùa làm lễ và cài lên áo những đóa hoa màu hồng hoặc màu trắng để thể hiện tấm lòng hiếu thảo của mình.

Một góc xanh mát trong khuôn viên chùa

Một góc xanh mát trong khuôn viên chùa

Không chỉ gắn liền với câu chuyện cảm động về đạo hiếu, ngôi chùa là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc cổ và khung cảnh thiên nhiên xứ Huế. Chùa nằm khuất mình giữa rừng thông tĩnh mịch, có khe nước uốn quanh, tạo nên phong cảnh hữu tình.

Lấy chữ “Khẩu” để xây thành, cấu trúc ngôi chùa theo kiểu ba căn hai chái, trước là điện thờ Phật, sau là Quảng Hiếu Đường, hai bên sân chùa có hai lầu bia để ghi lại lịch sử hình thành qua từng giai đoạn. Các góc mái của chùa và các bức phù điêu đều được chạm khắc, đắp và trang trí gốm sứ với những hoa văn rồng phượng, vừa mang nét giản dị, vừa mang dáng dấp của kiến trúc cung đình Huế.

Chùa Từ Hiếu còn nổi tiếng bởi nơi đây có lưu giữ phần mộ các quan thái giám triều Nguyễn

Chùa Từ Hiếu còn nổi tiếng bởi nơi đây có lưu giữ phần mộ các quan thái giám triều Nguyễn

Chùa Từ Hiếu đã trải qua các đợt trùng tu vào các năm 1885, 1894, 1962 và gần đây nhất là năm 2019. Ngoài yếu tố lịch sử, giá trị kiến trúc độc đáo, chùa Từ Hiếu còn nổi tiếng bởi nơi đây có lưu giữ phần mộ các quan thái giám triều Nguyễn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thượng tọa Thích Đức Thiện cung kính tiếp nhận tịnh tài hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ từ Đức Pháp chủ GHPGVN - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Đức Pháp chủ GHPGVN gởi 100 triệu đồng chung tay hỗ trợ đồng bào các tỉnh bị bão lũ ở miền Bắc

GNO - Sáng nay, 13-9, Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đã trao 100 triệu đồng qua Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Trợ lý Đức Pháp chủ để chuyển vào quỹ chung tay hỗ trợ đồng bào ở các tỉnh miền Bắc ảnh hưởng bởi bão lũ trầm trọng.
Đại đức Thích Tâm Quang trao ủng hộ đến đại diện Ủy ban MTTQVN TX.Quảng Trị

Phật giáo TX.Quảng Trị trao ủng hộ đồng bào vùng lũ miền Bắc

GNO - Chiều 12-9, Ban Trị sự GHPGVN TX.Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) do Đại đức Thích Tâm Quang, Ủy viên Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Trưởng ban Trị sự GHPGVN thị xã làm trưởng đoàn đã đến Trụ sở Ủy ban MTTQVN TX.Quảng Trị trao hỗ trợ gởi đến đồng bào vùng lũ miền Bắc.

Thượng tọa Thích Thanh Phong cùng chư Tăng chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3, TP.HCM) vận chuyển các thùng mì lên xe để chuyển ra các tỉnh phía Bắc vào tối 12-9- Ảnh: Quảng Đạo/BGN

[Ảnh] Chuyến hàng đầu tiên của Phật giáo TP.HCM hướng về đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

GNO - 23 giờ 30 phút tối 12-9, hơn 7.000 thùng mì cùng các nhu yếu phẩm được Tăng Ni, Phật tử tập kết và vận chuyển từ chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3) ra các tỉnh thành phía Bắc. Đây là chuyến hàng đầu tiên của Phật giáo TP.HCM hướng về đồng bào ở các địa phương phía Bắc của đất nước bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Thông tin hàng ngày