Mùa xuân, hái lộc tự tâm

GNO - Xuân về là thời gian để mọi người dừng lại công việc, dừng lại bao lo toan trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày, trao nhau những yêu thương, quay về bên mái ấm gia đình, quay về nơi góc bếp của mẹ, dùng những buổi cơm dưa cà, miếng tàu hủ chiên sả thơm nồng.

locxuan.jpg


Lộc xuân của tự tâm sẽ mãi là mòn quà mùa xuân an vui trong ta - Ảnh minh họa

Mùa xuân, khi tâm thức của mọi người điều hướng về những cái mới, tốt đẹp hơn thì cũng là dịp chúng ta đến chùa, lễ Phật, cùng noi theo gương Ngài, nguyện đi theo con đường của Ngài, để thấy rõ con đường của hạnh phúc và khổ đau, tìm về bản tánh chân thật trong sáng mà lâu ngày bị che lấp bởi bụi trần. Rồi mình tự nhận ra rằng cuộc đời này đôi lúc có những phiền não đau khổ tràn ngập xung quanh và trong tự tâm mình, nhưng mình sẽ tập, sẽ đi những bước đi vững chãi, thảnh thơi, an nhiên và tự tại, tìm về với suối nguồn tươi trong và thuần khiết.

Mùa xuân, chúng ta hái lộc của tự tâm, cắt tỉa những cành lá chưa tốt, dọn dẹp cái chưa được của bản thân, rồi cùng vun đắp, tưới tẩm những giọt nước thanh lương cho những hạt giống tốt, những hạt giống của từ bi, những hạt giống của hỷ xả bao dung.

Lộc xuân của tự tâm sẽ mãi là mòn quà mùa xuân an vui trong ta, sẽ theo ta suốt hành trình dài của một năm, cùng nuôi dưỡng để sống một cuộc sống an nhiên, rồi hoàn chỉnh và chuyển hóa những tâm hành còn chưa tốt trở nên tốt hơn.

Xuân hạ thu đông tuy có khác, nhưng hạt giống hay nhánh lộc đầu năm được ta vun trồng trong mùa xuân mới sẽ đâm chồi nảy lộc và luôn nhắc ta cùng nhau hát những khúc ca của hạnh phúc, của bình yên, của tinh thần giải thoát an vui.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thiền định làm việc để chữa lành khổ đau của tâm, có thể nói thêm rằng tiến trình chữa cho thân được ảnh hưởng tốt bởi sự thực hành chánh niệm tỉnh giác.

Thiền chữa trị thân tâm

GNO - Bất cứ dược phẩm nào được tìm ra trong thế giới, dù nhiều và đa dạng, không có thứ nào bằng Pháp (trích từ Milindapanha). Ngày nay, những nguyên tắc và những thực hành Chánh niệm (sati) và Thiền quán Minh sát (vipassanà) của Phật giáo đã được áp dụng cho nhiều mặt phức hợp của đời sống hiện đại.
Ảnh minh họa

Quản lý học trong kinh A Di Đà

GNO - Trong Phật giáo, có một cõi nước Tịnh độ của Ðức Phật mà mọi người luôn hướng đến, cầu sinh về đó. Vị giáo chủ của cõi nước này là Ðức Phật A Di Ðà, Ngài là vị chuyên gia quản lý rất xem trọng việc bảo vệ hệ sinh thái, rất khéo léo trong việc quy hoạch xây dựng và vô cùng am hiểu cách giáo dục nhân dân.

Thông tin hàng ngày