Mục "Tâm linh mầu nhiệm" cần "người thật việc thật"

Sự mầu nhiệm không ngoài Nhân quả - Ảnh minh họa
Sự mầu nhiệm không ngoài Nhân quả - Ảnh minh họa

GNO - Trên Giác Ngộ online ngày 5-1-2017, tòa soạn (TS) thông báo mở tiểu mục “Tâm linh mầu nhiệm” thay thế tiểu mục cũ “Sống đạo”. Nội dung và mục đích của tiểu mục mới được TS cho biết là “giới thiệu những vấn đề thuộc tâm linh, cụ thể là sự linh ứng, cảm ứng, sự gia hộ và chuyển hóa mầu nhiệm trong Phật pháp của chư Thánh tăng, chư Tổ sư, chư Tăng Ni và Phật tử từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế cho đến tận ngày nay… khiến cho người có nhân duyên với Phật pháp tăng trưởng niềm tin vào Tam bảo, sợ hãi và chừa bỏ điều ác, tin sâu nhân quả, hướng về nẻo thiện”.

Và TS đã “mời chư tôn đức cùng quý cộng tác viên, bạn đọc cùng tham gia bằng cách chia sẻ những câu chuyện mà mình biết hoặc kinh nghiệm thực hành mà mình có được”.

Nhiệt liệt hoan nghinh TS, tôi tán thành và ủng hộ hai tay. Sáng kiến này còn giúp mọi người thấy được Phật giáo là Chính đạo, có khoa học; niềm tin vào Phật giáo là niềm tin chính đáng (chánh tín), tu theo Phật giáo rất có ích lợi…

Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ như TS, khi viết cho tiểu mục này, các tác giả nên dựa vào kinh nghiệm lâm linh của bản thân, gia đình, thân nhân, bạn bè hay người khác mà mình biết được trong cuộc sống hiện tại vẫn hay hơn. Bởi vì đó là những người thật việc thật có thể kiểm chứng, có thể học tập, làm theo được. Nhất là vấn đề “Nhân quả”, trong dân gian có truyền khẩu câu thơ “Ngày xưa trả báo thì chầy, Ngày nay trả báo một giây nhãn tiền” - thì những cái gương cụ thể luôn luôn có tính giáo dục, thuyết phục rất cao.

Còn những nguồn sử liệu cũ cách nay vài trăm đến hàng ngàn năm, nói không phải vơ đũa cả nắm, chứ hầu hết là những truyền thuyết, giai thoại không thể kiểm chứng và không loại trừ khả năng đã được thần thoại hóa, thần thánh hóa cho tăng thêm phần mầu nhiệm, linh ứng. Người xưa đã chẳng nói “Tận tín thư bất như vô thư” đó sao?

Hiện nay, Phật giáo phát triển rất mạnh, việc hoằng dương đạo pháp rộng khắp, người tu hành ăn chay niệm Phật rất đông nhưng nền đạo đức vẫn xuống cấp nghiêm trọng là tại sao?

Thiết nghĩ, nêu lên được những tấm gương người thật việc thật thì sự nghiệp giáo hóa chúng sinh của Phật giáo sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, mong lắm thay.

Trương Hoàng Minh

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày