Myanmar: Nhiều ngôi chùa bị hư hại do động đất

GNO - Xe tải chở binh sĩ và cảnh sát đã phong tỏa một trong những ngôi chùa Phật giáo có niên đại nhiều thế kỷ quanh cố đô Bagan của Myanmar, một ngày sau khi ít nhất 187 ngôi chùa bằng gạch đã bị hư hại trong một trận động đất mạnh.

a vch 1.jpg
Thống kê cho thấy có ít nhất 187 ngôi chùa bằng gạch đã bị hư hại trong trận động đất ngày 24-8 qua

Tổng thống Htin Kyaw đã bay đến Bagan ngày hôm 25-8 để gặp người dân, các cơ quan chức gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá mức độ thiệt hại từ trận động đất 6,8 độ richter làm rung chuyển các tòa nhà trên khắp đất nước Đông Nam Á này vào thứ Tư (24-8).

"Mặt đất rung lắc trong khoảng 5 phút", ông Soe Lwin, người ở bên trong ngôi chùa Sulamani (một trong các địa điểm được viếng nhiều nhất Bagan) với khoảng 15 khách du lịch khác khi động đất xảy ra, cho biết.

"Các thiệt hại nói chung tương đối thấp mặc dù cường độ của trận động đất khá cao", ông Pierre Peron, phát ngôn viên của Văn phòng Liên Hiệp Quốc về điều phối các vấn đề nhân đạo (UNOCHA), cho biết trong một tuyên bố.

UNOCHA và Hội chữ thập đỏ khẳng định 3 người đã thiệt mạng - 2 trẻ em và 1 người dân từ 2 thị trấn gần tâm chấn.

Trận động đất xảy ra gần thị trấn Chauk, trên sông Ayeyarwady phía nam của Bagan và khoảng 175 km về phía tây nam thành phố Mandalay - lớn thứ hai của đất nước - khảo sát địa chất Mỹ cho biết.

"Chúng tôi tiếp tục cung cấp hỗ trợ cho người bị thương, nhưng chúng tôi không coi đây là một thảm họa lớn", bà Amanda George thuộc Hội Chữ thập đỏ Quốc tế tại Myanmar cho biết.

Vụ Bảo trợ và tái định cư của chính phủ đã tìm thấy 4 trường học bị hư hỏng ở phía tây bắc Myanmar, UNOCHA và các nhà chức trách địa phương cho biết, và 1 bệnh viện bị hư hại ở Pakkoku.

Bagan là trung tâm của ngành công nghiệp du lịch phát triển nhanh chóng của Myanmar, và có khoảng 2.000 đến 3.000 đền, chùa.

Các đền, chùa trên trải rộng trên một diện tích 42 km2 bao quanh bởi các dãy núi sương mù bao phủ. Bagan cùng với Angkor Wat (ở Campuchia) và Borobudur (ở Indonesia) - là địa điểm khảo cổ hàng đầu Đông Nam Á.

Văn Công Hưng
(theo Reuters)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày