Nga: Sắp xây dựng ngôi chùa đầu tiên

GNO - Ngôi chùa Phật giáo đầu tiên của Matxcơva sẽ sớm chào đón các Phật tử. Công trình xây dựng này trong khu vực đông bắc Otradnoye dự kiến ​​sẽ bắt đầu trong năm nay. Khu phức hợp 3.000 m2 cũng sẽ bao gồm trung tâm văn hóa, y tế và phòng hội nghị.

9Hram_Ivolgin_dacan.jpg


Phật tử Matxcơva đã chờ đợi ngôi chùa này trong nhiều năm

Phật tử Matxcơva đã chờ đợi ngôi chùa này trong nhiều năm. Trong những năm 2000, đã có một vài hy vọng khi Yury Luzhkov sau đó làm thị trưởng và người đứng đầu của Cộng hòa Tyva Sholban Kara-ool ký một thỏa thuận về việc xây dựng một ngôi chùa, trung tâm văn hóa và mua sắm Tuva.

Công việc đã sẵn sàng vào năm 2008, tuy nhiên, dự án đã được xếp vào tủ. Và cuối cùng, dự án chưa hoàn thành ở Otradnoye xuất hiện trở lại theo sáng kiến ​​của cộng đồng Phật giáo Matxcơva, Alexander Koybagarov, chủ tịch Hiệp hội Phật tử Nga thuộc dòng Karma Kagyu nói.

"Cộng đồng Phật giáo Matxcơva nằm gần với dự án Otradnoye được phê duyệt. Vấn đề duy nhất là nguồn vốn. Dù sao, khi lần gần đây chúng tôi gặp Chủ tịch Cộng đồng Phật giáo Matxcơva Dulma Shagdarov, ông bảo chúng tôi rằng gần như đã sẵn sàng để bắt đầu xây dựng".

Quá trình này cũng bị cản trở bởi thực tế là có hơn hai chục trường phái Phật giáo tại Matxcơva. Nhưng ngôi chùa sẽ thuộc về chỉ có một. Tuy nhiên Phật tử không quan tâm nhiều về các trường phái hoặc giáo lý, họ muốn ngôi chùa, Alexander Dogayev thuộc Phật giáo Đại thừa dòng Drikung nói.

"Chắc chắn, chúng ta sẽ cần ngôi chùa này. Đây sẽ vừa là một cơ sở tôn giáo vừa là điểm gặp gỡ của các trường khác nhau. Ngôi chùa sẽ là trung tâm văn hóa, tôn giáo cũng như thiền định và giáo dục. Tôi chắc chắn rằng khi một ngôi chùa tương tự xuất hiện ở Matxcơva, nó sẽ vượt xa phạm vi tôn giáo. Theo như tôi biết, đã có kế hoạch mời các giáo sư Phật học".

Việc xây dựng sẽ bắt đầu với bảo tháp xá-lợi; đây là nét thống nhất đối với tất cả các trường phái Phật giáo, Alexander Koybagarov nói.

"Bảo tháp là một không gian chung cho những lời cầu nguyện và thiền định, nghi lễ và lễ hội Phật giáo khác nhau. Chúng tôi không phải là kẻ thù, chúng tôi không xung đột hoặc cạnh tranh. Tôi nghĩ rằng nếu chúng tôi có một bảo tháp và một ngôi chùa, chúng tôi sẽ tìm thấy thời gian và cơ hội để thực hành giáo lý của chúng tôi, mà không làm phiền nhau và kỷ niệm các ngày lễ phổ biến".

Phật giáo đã được đưa đến Nga vào đầu thế kỷ 17 bởi bộ lạc Kalmykia. Năm 1741, Nữ hoàng Elizabeth của Nga, đã đưa ra một tuyên ngôn công nhận Phật giáo như một trong những tôn giáo chính thức của Nga.

Văn Công Hưng (Theo Tiếng nói nước Nga)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tác giả, Phật tử Nguyễn Tường Bách trong khuôn viên vườn nhà - Ảnh: TGCC

Tác giả Nguyễn Tường Bách sẽ nói chuyện và giao lưu về chủ đề Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á

GNO - Nguyễn Tường Bách - tác giả, dịch giả của nhiều cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đạo của vật lý, Con đường mây trắng ... - sẽ có buổi trò chuyện và giao lưu xoay quanh chủ đề “Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á”.

Thông tin hàng ngày