Ngày này năm ấy…

Giác Ngộ - Ngày này năm ấy, vô tình một chiều mưa, tôi tấp vào quán bên đường, đợi mưa ngớt, đọc vội tờ báo bên lề… Hội trại Tuổi trẻ Phật giáo. Ngồ ngộ, tò mò, tôi và những người bạn rủ rê nhau đăng kí tham gia và còn dặn dò cô tiếp nhận ở Tòa soạn báo Giác Ngộ: “Cô nhớ cho tụi con chung một trại nhé !”

Ngày này năm ấy…Thác Giang Điền những ngày hè oi ả…rợp màu áo, rợp tiếng cười vui. Những trò chơi hoạt động diễn ra sôi nổi, và đêm hội vỡ òa trong màn dẫn trò của anh Huỳnh Toàn rất…xì tin.

wwwTrai (1).JPG

Trại sinh Hội trại lần V - 2010 thực tập ngồi thiền trước biển

Ngày này năm ấy, là khi ánh lửa trại được thắp lên, những gương mặt trong ánh lửa bập bùng bập bùng, những vòng tay kết nối để rồi từ xa lạ thành bạn bè, hòa lời ca tiếng hát.

Ngày này năm ấy, không đơn thuần là đùa vui, bóng áo nâu ẩn hiện giữa muôn ngàn trại sinh, và tiếng cười, tiếng đùa giỡn chợt lắng cho ban mai những bước chân thiền hành tĩnh lặng. Những bàn chân hôn lên mặt đất, những bàn chân bỡ ngỡ bước vào đạo.

Hinh bnner 12.jpg

Trại sinh Hội trại lần IV - 2009

Ngày này năm ấy… là biển, là sóng, là cát trắng… Từ một buổi chiều vô tình trời mưa, mà đến hẹn lại lên, chúng tôi rủ rê nhau tụ về những hội trại kế tiếp. Cơn mưa tầm tã ban chiều không thể nào dập đi khí thế hừng hực của kì trại Hội tụ khát vọng lần V - 2010. Bất chấp mưa, đêm hội vẫn diễn ra với những chia sẻ thân tình của diễn viên Việt Trinh khi chị tìm về nẻo sáng, sống có ích hơn. Lửa lại bập bùng cháy, thổi bùng lên bao suy tư bao trái tim..

Ngày này năm ấy….Và ngày này năm nay…tôi tin rằng thêm một kì hội ngộ, là sẽ thêm một lần các bạn trẻ cùng chung tay kết nối, và biết đâu đó, từ những khối óc ấy, từ những hạt mầm ban đầu, mà bao bàn tay chìa ra…cho một cuộc sống tốt đẹp hơn…và để An vui lan tỏa.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Người tu gây tranh đấu, tạo bất hòa là vô trí

GNO - Trong các pháp thoại hay giao tiếp hàng ngày, Thế Tôn thường nói lời ái ngữ, phạm âm. Tuy nhiên, một vài trường hợp Ngài nghiêm khắc răn dạy, quở trách nặng nề: “Các ông là người ngu, si mê, vô trí”.
Nghệ nhân Trương Văn Thương, sinh năm 1964 có trên 30 năm theo nghề làm lư đồng truyền thống An Hội. Với anh, nghề làm lư đồng như là chuyên nghiệp, gắn bó với cuộc sống mưu sinh và là nghề anh tâm huyết - Ảnh Trần Thế Phong/BGN

[Ảnh] Làng nghề làm lư đồng trăm tuổi tại TP.HCM

GNO - Khó có thể diễn tả được sự vất vả của các nghệ nhân các thế hệ đã bền gan nếm trải sự nhọc nhằn để gọt giũa, chạm khắc nên những chiếc lư đồng - vật phẩm thiêng liêng như cầu nối quá khứ và hiện tại, giữa những người đã khuất cùng với những người còn hiện hữu.

Thông tin hàng ngày