Ngày thứ 2 »» Ban Hoằng pháp Trung ương trường hạ 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ

GNO - Hôm nay 28-6-2011, ngày thứ 2 chuyến đi thăm các trường hạ 13 tỉnh thành hội Phật giáo khu vực miền Tây Nam Bộ.

Khi đoàn nghỉ tại TP. Cần Thơ, với yêu cầu thỉnh thuyết pháp, đoàn đã cử TT. Thích Huệ Thông - Ủy viên HĐTS, Phó ban Hoằng pháp có buổi thuyết giảng tại trường hạ cho Tăng Ni hành giả an cư và trên 200 Phật tử đến nghe pháp trong niềm vui của chư Tăng Ni trong mùa an cư.

doan-1.gif
doan-2.gif


HT. Thích Huệ Đức - Ủy viên HĐTS,

Trưởng ban Trị sự THPG Hậu Giang phát biểu

doan-3.gif

Chụp ảnh lưu niệm

Sáng vào lúc 6 giờ, đoàn  Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội (BHP TƯGH) đã đến thăm Tăng Ni đang an cư tại tỉnh Hậu Giang.

Trong phần phát biểu, HT. Thích Huệ Đức - Ủy viên HĐTS, Trưởng ban Trị sự THPG Hậu Giang rất chân thành và xúc động nêu lên trong hoàn cảnh của tỉnh nghèo khó khăn về vật chất cũng như tinh thần vì Tăng Ni vừa mới tách TP. Cần Thơ ra Hậu Giang. Tăng Ni trong tỉnh không hơn 100 vị vừa Tỳ kheo tăng, Tỳ kheo ni. Ban Trị sự tổ chức 2 trường hạ: Chùa Bảo Tịnh (dành cho Tăng có75 vi (45 tùng hạ) và chùa Giác Long (dành cho Ni 45 vị (27 vị tùng hạ). Mỗi tháng 2 kỳ bố tát các vị ngoaại thiền đều tập trung về 2 điểm an cư để bố tát.

- Trường hạ tỉnh Sóc Trăng: Ban Trị sự đã tổ chức 2 điểm an cư: Chùa Khánh Sơn với  90 vị Tăng (có 50 vị tù̀ng hạ) và chùa Đại Giác có 110 vị Ni (có 50 vị Ni tùng hạ). Trong những năm qua, ngoài chư Tăng Ni trụ trì các tự viện dự khóa an cư còn có Tăng Ni sinh trường trung cấp Phật học

doan-4.gif
doan-6.gif

Trong phần báo cáo công tác hoằng pháp, TT. Thích Nhật Quang - Trưởng ban Hoằng pháp THPG cho biết hiện nay toàn tỉnh có 22 đạo tràng tu học, Niệm Phật, tu Thiền, Bát quan trai hằng tuần , hằng tháng… cho Phật tử, các vị giảng sư trong Ban Hoằng pháp THPG đã phân công đi giảng dạy nhưng bên cạnh đó do điều kiện hoàn cảnh có nhiều khó khăn về giao thông và các phương tiện trợ duyên cho các đạo tràng, nên cũng hạn chế phần nào hiệu quả trong việc truyền bá giáo lý Phật đà, vì thế Thượng tọa đề nghị Ban Hoằng pháp TƯGH nên trợ duyên kinh, chuỗi, sách báo, VCD, DVD… nhằm tạo cơ duyên cho Phật tử đến tu học tại các đạo tràng.     

- Trường hạ tỉnh Bạc Liêu: Năm nay BTS tổ chức 2 điểm an cư tại chùa Long Phước có 126 vị Tăng và chùa Giác Hoa có 113 vị Ni an cư.

Ngoài việc sinh hoạt an cư, THPG Bạc Liêu đang tổ chức đại hội đại biểu bầu Ban Đại diện Phật giáo các huyện thị trong toàn tỉnh nhằm tiến tới Đại hội đại biểu Phật giáo Bạc Liêu trong nhiệm kỳ mới.

Bên cạnh đó, Ban Trị sự THPG đang chuẩn bị Đại giới đàn Huệ Viên do HT. Thích Minh Thông (TP.HCM) làm Trưởng ban Kiến đàn, HT. Thích Đạt Đồng (Long An) làm Đàn đầu Hòa thượng Giới đàn Tăng và Ni trưở̀ng Diệu Tín (Cà Mau) làm Đàn đầu Hòa thượng Giới đàn Ni.  

doan-7.gif

Toàn cảnh tiếp đoàn tại hội trường chùa Long Phước 

doan-8.gif

ĐĐ. Thích Minh Lành - Phó ban Thường trực BTS THPG Bạc Liêu phát biểu

doan-9.gif

- Trường hạ tỉnh Cà Mau: Một trong những tỉnh cuối miền đất nước trong tỉnh chỉ có 100 Tăng Ni nhưng trong suốt 29 năm qua Ban Trị sự có những khó khăn nhất định về nhân sự nhưng với sự nỗ lực nhằm duy trì sinh hoạt hằng năm vẫn tổ chức an cư kiết hạ cho Tăng Ni tại chùa Quán Thế Âm (còn gọi là chùa Phật Tổ) với 96 Tăng Ni (26 vị Tăng và 70 Ni).

doan-10.gif

TT. Thích Thiện Bảo phát biểu

doan-11.gif

TT. Thích Huệ Thành - Trưởng ban Trị sự THPG Cà Mau phát biểu

doan-12.gif

Ban Hoằng pháp THPG cũng đã tổ chức trên 20 đạo tràng tu học cho tín đồ Phật tử như : đạo tràng Pháp Hoa, Niệm Phật, Bát quan trai, tu thiền… Nhiều đạo tràng có số lượng trên 200 Phật tử đến tham gia tu học.

Phật giáo Cà Mau tuy ở một tỉnh cuối của Việt Nam nhưng Tăng Ni, Phật tử vẫn có những sinh hoạt tu học thiết thực tạo cho Phật giáo nơi đây có nhiều biến chuyển càng ngày càng phong phú. Trong mùa an cư này, BTS THPG Cà Mau tổ chức khóa bồi dưỡng trụ trì, nhằm giúp cho Tăng Ni có nhiều kiến thức phù hợp với tình hình mới của Giáo hội hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày