Nghe chuyện “Duyên nghiệp Thúy Kiều”

GNO - Sáng nay, 26-9, tại hội trường Báo Giác Ngộ đã diễn ra chương trình tưởng niệm 200 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du (1820 - 2020).

BTN_0093.JPG

Diễn giả Trần Đình Sơn

Trong khuôn khổ chương trình, buổi tọa đàm với chủ đề “Duyên nghiệp Thúy Kiều” do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn làm diễn giả đã thu hút sự tham dự của đông đảo thính giả. Mở đầu buổi tọa đàm, thay mặt cho Ban biên tập Báo Giác Ngộ, TT.Thích Tâm Hải, Phó Tổng Biên tập đã có lời chào mừng chư Tăng Ni, các nhà nghiên cứu, những người quan tâm đến cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, các bạn trẻ là sinh viên của một số trường đại học trong thành phố hiện diện tham dự.

“Nói đến danh nhân văn hóa Nguyễn Du, cho đến nay, có lẽ ‘mỗi lần chạm vào mỗi lần mới’, tùy theo cách tiếp cận, luôn đem đến những điều thú vị, mà càng có độ lùi về thời gian, chúng ta càng hình dung rõ hơn một nhân cách và sự nghiệp văn hóa vô cùng lớn lao mà ông đã để lại cho dân tộc và hậu thế” - TT.Thích Tâm Hải chia sẻ.

BTN_0032.JPG

Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm Báo Giác Ngộ ra số đầu tiên (1976-2021)

Xuyên suốt buổi giao lưu, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã gợi lại hoàn cảnh lịch sử với những biến động, tang thương mà Đại thi hào Nguyễn Du là một người trong cuộc. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng đến con người và nhân cách, định hình nên tư tưởng, tình cảm của ông mà di sản thơ văn là cái thể hiện rõ nhất những điều đó.

Nhiều người biết đến Nguyễn Du thông qua Truyện Kiều, cũng như có rất nhiều cách nhìn nhận, cách hiểu Truyện Kiều. Trong dịp này, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn lại dành riêng một hướng tiếp cận khác đối với Truyện Kiều, đó là ảnh hưởng và nhân sinh quan của Phật giáo ở bên trong nội dung của tác phẩm này.

“Nếu nhìn nhận cho kỹ, cho thấu đáo, ta sẽ thấy những truân chuyên của cuộc đời Thúy Kiều không phải ngẫu nhiên mà có. Nghiệp cũng từ duyên mà tạo thành, thể hiện trong chính những gì mà Thúy Kiều đã làm trong suốt quãng đời chìm nổi của mình” - Diễn giả Trần Đình Sơn nhận định.

BTN_0004.JPG

Ấn bản Truyện Kiều năm Tự Đức thứ 19 (1866)

Cũng nhân dịp này, một số ấn phẩm quý của Truyện Kiều cũng như các tác phẩm bình luận, phân tích về Truyện Kiều của các học giả cũng được nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn mang đến giới thiệu với công chúng. Trong số đó có các ấn bản có tuổi đời lên đến hàng trăm năm như: ấn bản Truyện Kiều in năm Tự Đức thứ 19 (1866), ấn bản Truyện Kiều thời Thành Thái (1902), bộ Kim Vân Kiều Tân truyện (3 tập) của Abel des Michel in Anh Quốc năm 1885 - nguyên thuộc bộ sưu tập của cụ Vương Hồng Sển, Kim Vân Kiều - bản in của nhà in Nguyễn Văn Vĩnh - Hà Nội - 1943 cùng nhiều bản Truyện Kiều, bình giải Truyện Kiều đã được xuất bản trong và ngoài nước.

Đây là chương trình giao lưu, trao đổi tri thức nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm ngày Báo Giác Ngộ ra số đầu tiên (1976-2021).

BTN_0014.JPG

TT.Thích Tâm Hải, Phó Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ phát biểu khai mạc

BTN_0017.JPG

Buổi sinh hoạt được tổ chức tại hội trường Báo Giác Ngộ (Q.3, TP.HCM)

BTN_0021.JPG

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn

BTN_0018.JPG

Nhiều bạn trẻ là Tăng Ni và sinh viên một số trường đại học đến tham dự

BTN_0032.JPG

Sự kiện này nằm trong chương trình hoạt động trao đổi và giao lưu văn hóa do Báo Giác Ngộ tổ chức

BTN_0052.JPG

Sự kiện được tổ chức theo từng chủ đề

BTN_0050.JPG

Mọi người đăng ký tham dự tự do

BTN_0038.JPG

Tiến sĩ Phạm Văn Nga (Nguyên Cẩn) trong phần giao lưu, chia sẻ và đặt câu hỏi

BTN_0044.JPG

Tiến sĩ Văn học Lê Thu Vân, giảng viên Đại học Sư phạm TP.HCM chia sẻ và trao đổi

BTN_0063.JPG

Thời gian thuyết trình, trao đổi diễn ra liên tục trong 3 giờ

BTN_0066.JPG

Nhà báo Lý Đợi trao đổi trong phần đặt câu hỏi

BTN_0078.JPG

Nhà văn Nguyễn Thanh Văn chia sẻ

BTN_0071.JPG

Nhiều bạn trẻ thích thú và giao lưu, đặt câu hỏi

BTN_0100.JPG

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn giới thiệu về các ấn bản Truyện Kiều quý

BTN_0088.JPG

Ấn bản Truyện Kiều thời Thành Thái (1902)

BTN_0081.JPG

Trưng bày các ấn bản Truyện Kiều

BTN_0114.JPG

Các bạn trẻ hứng thú khi tiếp xúc trực tiếp với các ấn bản được trưng bày tại hội trường Báo Giác Ngộ

Hoàng Thy Lương
- Ảnh:
Bảo Toàn/Báo Giác Ngộ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ, quý Trưởng lão Hội đồng Chứng minh GHPGVN đã viên tịch

[Video] Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ, quý Trưởng lão Hội đồng Chứng minh GHPGVN đã viên tịch

GNO - Ngày 10-12 (10-11-Giáp Thìn), sau Đại nghị lần thứ II Hội đồng Chứng minh, Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, chư Trưởng lão Thành viên đã quang lâm chánh điện Việt Nam Quốc Tự, dự Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ, quý Trưởng lão Thành viên Hội đồng Chứng minh đã viên tịch.

Thông tin hàng ngày