Nghệ thuật thưởng trà: Ngọt nước giếng quê

GN - Nước giếng quê ngọt ngào, thanh tao vì mạch nguồn lóng sạch cặn bã của thời gian. Nước giếng chùa thấm đẫm vào tâm khảm của biết bao thế hệ người dân Phú Yên, giới Tăng Ni, Phật tử địa phương là con cháu Tổ sư Liễu Quán vì nó có hương vị của sự nhẫn nhục, nét phấn chấn của sự tinh tấn và sự thanh tao, cao nhã.

gieng que.jpg
Giếng quê - Ảnh minh hoạ

“Không khí lạnh về tới miền Trung kết hợp với nhiễu đng gió đông sẽ gây thời tiết xấu, mưa va, mưa to đến rất to. Trong tuần có khả năng mưa to sẽ gây lũ trên các sông miền Trung”, một trong bản tin dự báo Thời tiết 7 ngày đăng trên báo TT, ngày 3-11-2014, đã cho hay như thế. Trong những ngày này, cả khu vực miền Trung đang bước vào mùa mưa lũ. Rất hiếm hoi có những vệt nắng kéo dài suốt nhiều giờ liền, huống chi là một ngày nắng ráo trọn vẹn.

Chùa xưa giếng cổ

Trong chuyến Đi tìm nguồn thủy liệu (bài viết trên GN 762, ngày 19-9-2014) lần thứ năm này, một số thành viên trong nhóm đã chọn Phú Yên làm điểm đến nhằm bổ sung tư liệu các nguồn nước pha trà mới. Đó là nước giếng. Bốn chuyến đi tìm nguồn thủy liệu trước đã diễn ra trong tháng 9 và tháng 10-2014 gồm có: hai chuyến đi núi Thị Vãi Linh Sơn Bửu Thiền Tự (huyện Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu), một chuyến đi Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác (huyện Tân Phước, Tiền Giang) và chuyến còn lại đi chùa Di Đà (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng).

Sở dĩ chuyến đi lần thứ năm này chọn điểm đến là Phú Yên vì đây là vùng đất quê hương của Tổ sư Liễu Quán chan chứa những ân tình và đạo vị. Cho dù dòng thời gian có phủ thêm lớp bụi mờ năm tháng tuy nhiên trong ký ức của nhiều thế hệ vẫn còn đó những khung ảnh đẹp dung dị, tình người, đạo vị.

Ký ức trong tâm thức là sự kết nối của quá trình hiện sinh. Lúc sinh thời Hòa thượng Thích Vĩnh Lưu (Sư ông Kim Cang, 1913-2010), trụ trì tổ đình Sắc tứ Kim Cang, phường 1, TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, từ thập niên 1960 đến những năm đầu thế kỷ XXI, ngài đã nhiều lần trùng tu ngôi già-lam do Tổ Tế Duyên là đệ tử của Tổ Liễu Quán, khai sơn vào năm 1739 tại phía Tây nam núi Nhạn Tháp. Ngoài vườn chùa có giếng nước cổ nằm kế tán cây bơ cổ thụ (mỗi trái bơ nặng khoảng nửa ký).

Còn nhớ Sư ông Kim Cang từng kể rằng, giếng chùa được khơi đào vào thời các vị Tổ khai sơn, có nghĩa tuổi của nó đã vài trăm năm, tính từ thế kỷ XVIII. Từ dưới đáy lên trên thành giếng được sắp xếp bằng đá rêu phong phủ mờ theo năm tháng. Nó được xem là nguồn nước tốt nhất trong xóm ngã ba Cầu Ông Chừ.

Nước giếng chùa uống sống hoặc đun sôi nấu chín đều có vị ngọt thanh vì mạch nước được rỉ ra từ các khối đá dưới chân núi Nhạn Tháp. Nằm cách giếng chùa Kim Cang khoảng 30 mét là chiếc giếng dùng chung của cả xóm nhưng nó có vị nước chát chát, nặng mùi đất, hơi tanh mùi bùn có lẽ vì nằm gần bờ sông và cũng thường bị ngập nước vào mùa mưa lũ cuối năm.

Vào mùa nắng hạn, khi các giếng trong xóm ngã ba Cầu Ông Chừ đều khô trơ đáy, người dân chỉ còn cách xuống chùa xin nước gánh về dùng, còn cánh đàn ông, con nít thì xin Sư ông cho vào chùa tắm ké. Phật tử đến chùa viếng cảnh, lễ Phật, tụng kinh thường đến bên gốc cây khế trước phòng xe nhang múc nước giếng để trong chum rửa mặt rồi uống ừng ực vài ngụm. Thật đã khát. Nước này dùng để pha trà thật tuyệt diệu.

Nếu như nước giếng ở những vùng thôn quê hầu hết đều ngọt ngào, thanh tao vì mạch nguồn lóng sạch cặn bã của thời gian, thì nước giếng chùa thấm đẫm vào tâm khảm của biết bao thế hệ người dân Phú Yên, giới Tăng Ni, Phật tử địa phương là con cháu Tổ sư Liễu Quán vì nó có hương vị của sự nhẫn nhục, nét phấn chấn của sự tinh tấn và tâm nhu hòa, từ bi, hỷ xả.

Trung Quốc và các nước có sự phát triển của Phật giáo Thiền tông thường tự hào vì được lưu xuất từ nguồn mạch của dòng thiền Tào Khê, là con cháu của Lục tổ Huệ Năng. Còn ở Việt Nam, những thế hệ học Phật, tu thiền hầu hết đều biết rõ cội nguồn dòng tâm tông bởi công hạnh cao vòi vọi và sự tu hành chứng ngộ của Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông và Tổ sư Liễu Quán.

Kể từ khi TP.Tuy Hòa triển khai công tác quy hoạch và chỉnh trang đô thị, bờ tre cổ thụ um tùm nằm trước cổng chùa Sắc tứ Kim Cang, khu vực cầu Sông Chùa, phường 1, trải dài xuống dưới xóm chài phường 6 đã bị bứng nhổ để làm bờ kè Bạch Đằng, thì chiếc giếng cổ đã bị san lấp. Cảnh vật chùa xưa nay đã thay đổi rất nhiều cho phù hợp với không gian đô thị mới.

Tình thắm giếng quê

Mỗi dịp về Phú Yên, nếu đi xe khách phải vượt qua đèo Cả. Ở những vị trí cao nhất trên đèo Cả người ta thường bắt gặp cảnh những chiếc xe tải, xe chở các loại gia súc dừng nghỉ bên cạnh những chiếc quán xập xệ kiêm “quản lý và kinh doanh” luôn các mạch nước suối chảy ra từ các khe đá. Đi ngang qua đây vào mùa mưa, người đi đường có cảm giác nếu không sử dụng nguồn nước suối này thì nó cũng vô tư chảy tràn lan lai láng rồi lại thấm vào lòng núi.

Vào mùa mưa, nước suối trên đèo Cả hay nước giếng khắp các thôn làng đều tràn trề, đầy ắp. Nước giếng mùa mưa so với mùa hè thì vị ngọt thuần khiết có phần giảm sút. Ngay trong lòng TP. Tuy Hòa, anh Trần Lê Thanh Huy mách nước về chiếc giếng nằm sâu trong một con hẻm trên đường Lê Thánh Tôn, phường 1 (đối diện quán cà-phê Đồng Xanh) bấy lâu nay được mọi người biết đến bởi vị ngon của sự tinh khiết.

“Thời huy hoàng của các cơ sở sản xuất bia bình, bia lít, người ta hay đến nhà ông già vợ để xin nước”, anh Thanh Huy cho biết chiếc giếng này đã có trên 70 năm sử dụng mà nguồn nước vẫn còn ngon ngọt, mát thanh. Đối với những người biết thưởng trà thì đây là một trong những nguồn nước ngon, rất đáng để trân quý, giữ gìn.

Từ TP.Tuy Hòa, một số thành viên nhóm Đi tìm nguồn thủy liệu tiếp tục di chuyển lên thôn Phước Nông, xã Hòa Bình 2, huyện Tây Hòa để trải nghiệm thêm hương vị nước giếng được cho là ngon nhất nhì trong xóm. Ông Huỳnh Khương, 53 tuổi, cho biết từ lúc ông chào đời giếng đã có trong sân nhà. “Bà con ở xóm trong, xóm ngoài, nhà nào có giếng bị nhiễm phèn thưng vào nhà tôi xin nước về dùng. Những người nấu rượu cũng chọn nước giếng này để dùng vì nước của nó rất ngọt và thanh khiết. Mấy năm trưc, đứa em có mấy người bạn từ Quảng Nam, Đà Nng vào chơi rt khoái nước giếng nhà này vì cho rằng ở ngoài đy chưa gặp giếng nước nào có vị ngọt, mát lành như đây”, ông Khương kể.

Nước giếng nhà ông Khương rất ngon, pha trà rất tuyệt đó là câu trả lời của người dân thôn Phước Nông. Mạch nước giếng có vị ngon bởi vì nằm tiếp giáp với bãi bồi của dòng sông Ba nên được chắt lọc qua nhiều tầng lớp cát, đá sỏi. Chính nhờ hệ thống lọc nước tự nhiên này mà suốt hơn nửa thế kỷ qua chiếc giếng nhà ông Khương vẫn được “thương hiệu” trong lòng người dân chòm xóm.

Trong những ngày mùa mưa này, những người chú và đứa cháu đã có khoảng thời gian lắng đọng bên nhau với miền ký ức chợt lùa về đẹp giản dị mà sâu lắng. Ân tình vẫn đầy ắp trên những mái đầu nay đã điểm sương gần trắng xóa. Họ ngồi bên nhau thưởng thức từng ngụm trà lạ mang về từ phương xa như trà cổ thụ Tây Bắc, trà đinh Cánh Hạc Thái Nguyên, trà Olong Lâm Đồng v.v... Nước giếng cũ miền thôn quê như kéo dài thêm vị trà ngọt hậu, đằm thắm nghĩa tình giữa các thế hệ. Nước giếng cũ miền thôn quê cũng in bóng dáng nhọc nhằn của cha mẹ cần lao, hun đúc nghị lực cho những đứa con vững chãi, tự tin bước vào giảng đường đại học.

Vị ngon của sự tinh khiết đó không phải là mỹ từ như cách làm của các nhà quảng cáo. Vị ngon của sự tinh khiết đối với người con Phật chính là biết tìm về nguồn mạch của sự thanh tao và cao nhã. Ở đó còn ẩn chứa hương vị của sự nhẫn nhục, nét phấn chấn của sự tinh tấn và pháp dụng tâm từ bi, hỷ xả giữa dòng đời vạn biến. Hương vị của một tách trà luôn bắt đầu từ nguồn thủy liệu chính là vậy!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

GNO - Chùa Long Hoa (Q.8) phối hợp UBND, Uỷ ban MTTQVN Q.8, các mạnh thường quân tổ chức trao 300 phần quà đến các hộ đồng bào dân tộc, hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Q.8 vào ngày 16-4.

Thông tin hàng ngày