Nghĩ về việc hái lộc

GN - Là tập tục có từ lâu đời, mang âm hưởng tâm linh, hái lộc trong ngày đầu xuân còn được nhiều người cho là chính đáng, là nét văn hóa đẹp trái với suy nghĩ của hầu hết người yêu thiên nhiên, môi trường xanh sạch đẹp bây giờ.
hai loc.jpg
Nét đẹp hái lộc trong Thiền môn - Ảnh minh họa

Với quan niệm hạn hẹp là việc hái lộc trong ngày đầu năm sẽ mang lại tài lộc may mắn cho cả năm nên người ta thi nhau đi hái lộc. Với đại đa số người dân Á Đông, giao thừa là giờ phút thiêng liêng nhất, giờ hợp cẩn giữa đất và trời.

Mâm lễ đón giao thừa được họ trịnh trọng bày lên bàn thờ gia tiên, ngoài sân thiên. Bên nén hương nghi ngút khói, chủ nhà lâm râm khấn vái cầu xin những điều tốt lành. Sau phút thiêng liêng đó thì người ta đi xuất hành theo một hướng đã chọn và hái lộc trên đường đi. Còn người có đạo thì thường đón giao thừa nơi giáo đường hay chùa chiền và hái lộc trên đường về.

Lộc hái về được cắm vào bình hoa trên ban thờ hay treo trước cửa nhà. Lộc mà người xưa thường hái là cành lá đang phát triển chưa có hoa khác với lộc mà thanh niên nam nữ bây giờ hái.

Ngoài ý thức tâm linh mà người nay lưu giữ, các cụ luôn trân trọng cành lộc mà mình đã  xin của đất trời không bao giờ quăng bừa bãi như trai gái bây giờ thường làm. Bởi trai gái bây giờ đi hái lộc chẳng qua là để gặp gỡ, để yêu thương, trong họ ý thức tâm linh có khi chẳng có gì. Hậu quả là cây trồng tả tơi như phải phong ba bão tố, đường sá đầy xác hoa xác lá, làm đau lòng người vất vả ươm gieo chăm sóc. Đã thế còn phóng xe như ma đuổi,  lạng lách khoe tài dẫn đến những tai nạn thương tâm cho họ hoặc những người du xuân khác.

Dung hòa cho những việc làm đó nên chăng là từng gia đình, gia chủ luôn biết cách  khuyên nhủ con cái sao cho tập tục hái lộc đầu năm vẫn được giữ gìn nhưng không để lại hậu quả nghiêm trọng như ngàn năm qua ông cha ta đã làm. Đó là hái lộc ngày đầu năm trong vườn nhà mình, trong sân chùa nơi mà sư thầy đã treo lộc và chỉ duy nhất một cành cho mỗi gia đình thì mới có thể linh ứng. Bởi thực tế thì chẳng ai cho không ai bao giờ, tay làm hàm nhai, làm bằng cả trí tuệ và sức lực thì mới mong thoát khỏi đói nghèo, từng bước sung túc sang giàu. “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho” thật thâm thúy và chí lý.

Câu tục ngữ trên xin mạo muội được làm cành lộc và hân hoan mời các bạn trẻ người non dạ hái về gối đầu giường nhân ngày đầu xuân này.


Lý Thị Minh Châu

Giác Ngộ online xuân Ất Mùi 2015 chào đón tin, bài bạn đọc, cộng tác viên. Bài vở, tin tức cộng tác xin hoan hỷ gửi về: giacngoxuan@gmail.com.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày