Nghiên cứu cột đá chùa Giạm thiết kế đế tượng Hòa Bình

Hội đồng nghệ thuật Tượng đài Hòa Bình vừa thống nhất lấy mẫu sóng thủy ba của chân cột đá tại chùa Giạm (Bắc Ninh) để nghiên cứu đưa vào chân đế tượng đài Hòa Bình trong công viên Hòa Bình của Thủ đô.

Mẫu chân cột đá chùa Giạm hiện có tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội. Kích thước chiều cao của băng họa tiết trang trí sóng thủy ba được Hội đồng nghệ thuật thống nhất khoảng 0,8m.

"Sở Xây dựng có trách nhiệm chủ động phối hợp các đơn vị liên quan: Văn phòng Tư vấn trường ĐH Kiến trúc, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, tác giả tượng Hòa Bình và nhà thầu thi công Vinaconex E&C khẩn trương nghiên cứu lại toàn bộ kích thước chi tiết của phần đài và đế tượng, trên cơ sở chiều cao của băng họa tiết sóng thủy ba khoảng 0,8m để xác định, đảm bảo tiến độ hoàn thành toàn bộ tượng đài Hòa Bình trước 25/9/2010" - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội kiêm Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Phí Thái Bình kết luận.

Mẫu tượng đài Hòa Bình được làm bằng thạch cao tỉ lệ 1/1 (Ảnh: D.T).
Mẫu tượng đài Hòa Bình được làm bằng thạch cao tỉ lệ 1/1. Ảnh: D.T

Theo đó, tác giả tượng Hòa Bình có trách nhiệm phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công để nghiên cứu phần đài và đế tượng, thống nhất các kích thước chi tiết, đặc biệt là kích thước chiều rộng của sóng thủy ba để làm cơ sở triển khai đúc đồng băng họa tiết trang trí và xây đế, đài tượng, lắp đặt băng họa tiết trang trí đảm bảo mỹ - kỹ thuật và tiến độ chung của toàn bộ tượng đài Hòa Bình.

Lễ khởi công đúc tượng đài Hòa Bình cao 7,2m, nặng 20 tấn từ mẫu của Nhà điêu khắc, tác giả Nguyễn Phú Cường vừa diễn ra tại bãi đúc đồng tại xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) ngày 8/8 vừa qua. Tượng đài được đúc bằng đồng nguyên chất nhập khẩu từ nước ngoài. Sau khi đúc xong, tượng sẽ được chuyển về lắp dựng tại Quảng trường phía Nam công viên Hòa Bình (xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày