Ngôi chùa Phật của tín đồ Ấn giáo

GNO - Người ta cho rằng chùa Kakkayur được xây dựng dưới gốc cây bồ-đề trồng từ một hạt giống được đưa từ Bồ Đề Đạo Tràng bởi một nông dân địa phương khoảng 65 năm trước đây.

Tọa lạc tại Kakkayur ở vùng ngoại ô của thị trấn Chittur-Thathamangalam, chùa đang thu hút một số lượng lớn người dân.

anh vch.jpg


Chùa Kakkayur

Ngôi chùa được xây dựng dưới gốc cây Bồ đề, phát triển từ một hạt giống được thu lượm bởi một nông dân địa phương khoảng 65 năm trước đây từ Bồ Đề Đạo Tràng.

"Hạt giống được thu lượm bởi ông ngoại Kuttikrishnan Nair của tôi từ cây bồ-đề mà Đức Phật đã ngồi thiền định. Là một tín đồ Hindu sùng đạo, ông từng đi du lịch khắp đất nước do cảm hứng từ truyền thống và văn hóa. Ông đã đưa hạt giống từ Bồ Đề Đạo Tràng và trồng nó ở đây'', E.V. Gopinathan, chủ sở hữu mảnh đất có ngôi chùa nói.

Kuttikrishnan Nair đã xây dựng ngôi chùa bằng nguồn lực của chính mình. Phong trào Mahabodhi ở Chennai đã giúp cho một bức tượng Phật được an trí trong chùa. Bức tượng được cho rằng đã được tạo tác tại Colombo, có khắc chữ Sinhala trên đó.

"Ngôi chùa đã cho ngôi làng Kakkayur vay có thêm một bản sắc riêng biệt trong 6 thập kỷ qua. Mặc dù không có gia đình Phật tử nào trong làng, nhưng các cư dân ở đó giờ đây thay phiên nhau thắp hương hàng ngày trong chùa. Trong những dịp như Phật đản, tín đồ Phật giáo trong và ngoài bang vân tập tại chùa để tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật", S. Guruvayurappan, một người dân địa phương và người bảo vệ môi trường nói.

"Mặc dù Phật giáo đã từng phát triển rộng ở Kerala, nhưng khu vực này không nằm trong số những trung tâm Phật giáo. Đây có thể là một trong số ít những ngôi chùa Phật được xây dựng và duy trì bởi những người thuộc các tôn giáo khác", Haridas thuộc Hội Truyền giáo Mahabodhi Kerala nói.

Hội đã có hơn 1.000 tín đồ trong quận và vân tập tại chùa vào ngày Phật đản. Hội này đang điều hành một trung tâm thiền và thư viện Phật giáo ở thị trấn Palakkad.

Văn Công Hưng (Theo The Hindu)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày