Ngừng thở khi ngủ ảnh hưởng gì đến trẻ?

Ảnh chỉ mang tính minh họa
Ảnh chỉ mang tính minh họa

GNO - Trẻ hay ngáy khi ngủ hoặc mắc chứng ngừng thở khi ngủ (những khoảng ngừng thở dài) có khả năng phát triển các bất ổn về hành vi nhiều hơn so với các trẻ thở bình thường khi ngủ, gợi ý từ một nghiên cứu mới.

Sau khi theo dõi 11.000 trẻ trong 6 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng trẻ có các vấn đề về hơi thở trong khi ngủ có ít nhất 40% nguy cơ phát triển các bất ổn thuộc về hành vi, như tăng động và hiếu chiến khi trẻ khoảng 7 tuổi.

Các vấn đề về hơi thở có thể xảy ra trong suốt giấc ngủ gồm có: ngáy thường xuyên, mở miệng ra để thở và ngừng thở khi ngủ.

“Đây là bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy ngáy, mở miệng để thở và ngừng thở khi ngủ có thể dẫn đến các hệ quả nghiêm trọng về hành vi và cảm xúc xã hội cho trẻ”, chia sẻ của người dẫn đầu nghiên cứu Karen Bonuck, chuyên gia chăm sóc sức khỏe gia đình, trường Y khoa Albert Einstein, Đại học Yeshiva (New York).

Cha mẹ và các chuyên gia nhi khoa cũng nên quan tâm nhiều hơn đến các rối loạn trong hơi thở lúc ngủ của trẻ nhỏ, đặc biệt là từ lúc còn trong giai đoạn sơ sinh.

Theo các thống kê, cứ 10 trẻ thì có 1 trẻ thường xuyên ngáy khi ngủ và có từ 2-4% trẻ bị ngừng thở khi ngủ. Các bất ổn về hơi thở phổ biến nhất ở trẻ trong độ tuổi 2-6 nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ hơn.

Nguyên nhân phổ biến của các vấn đề trong hơi thở là do amidan hay hạch vòm họng. Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể do béo phì, các dị dạng của hộp sọ và khung mặt hay khả năng kiểm soát hơi thở của não bộ có vấn đề.

Nghiên cứu chỉ rõ rằng trẻ có các bất ổn về hơi thở khi 6 tháng tuổi có khoảng 50% nguy cơ gia tăng trong phát triển các bất ổn về hành vi khi 7 tuổi, so với các trẻ có hơi thở bình thường. Và bất ổn hành vi lớn nhất là chứng tăng động.

Trần Trọng Hiếu
(theo Live Science)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày