Người Dalit bang Gujarat sẽ chuyển đổi sang Phật giáo

GNO - Những người Dalit thuộc khu vực Una (bang Gujarat, Ấn Độ), bao gồm cả gia đình, bị đánh đập công khai vào tháng 7-2016, đang chuyển đổi sang đạo Phật như một dấu hiệu phản đối sự phân biệt đối xử và tàn bạo của các đẳng cấp khác.

dalits.jpg

Người Dalit trong một cuộc biểu tình ở New Delhi

Các cuộc chuyển đổi có thể sẽ được tổ chức vào ngày 14-4, ngày sinh của biểu tượng Dalit, Tiến sĩ Babasaheb Ambedkar.

Vasrambhai Sarvaiya, một trong năm thanh thiếu niên Dalit, đã bị đánh công khai tại làng Mota Samadhiyala của Una Taluka, nói: "Rất rõ ràng, người Dalit vẫn đang bị phân biệt đối xử ngay cả sau những phản ứng và phản đối của cộng đồng. Chúng tôi chọn 2 ngày: 26-1 và 14-4".

Anh nói thêm hàng trăm người Dalit từ các làng lân cận sẽ gia nhập cùng gia đình anh trong việc chuyển đổi sang Phật giáo.

Mavjibhai Sarvaiya, Tổng thư ký Rashtriya Dalit Maha Sangh, nói: "Hành động tàn bạo và phân biệt đối xử với người Dalit không phải là điều mới mẻ đối với Gujarat và Saurashtra. Một năm trước, người Dalit của thành phố Bhavnagar đã lên kế hoạch chuyển đổi với số lượng khổng lồ sang Hồi giáo. Hiện tại, người Dalit ở gần Una đang có kế hoạch chuyển đổi sang Phật giáo, bởi vì họ không nhận được công lý trong các tòa án và đang bị các thành viên của các giai cấp khác đối xử bất công".

Bang Gujarat đã chứng kiến các cuộc biểu tình lan rộng của người Dalit vào tháng 7-2016 khi một nhóm người Dalit bị đánh đập. Vụ việc xảy ra tại làng Moti Samadhiyala ở Saurashtra vào ngày 11-7-2016.

Sau vụ việc, hàng trăm người Dalit của Ghogha Taluka ở quận Sauveterra thuộc Bhavnagar đã gặp gỡ và quyết định chuyển sang Hồi giáo. Dưới biểu ngữ của Rashtriya Dalit Maha Sangh, người Dalit tập hợp lại và gửi một bản ghi nhớ cho người lãnh đạo quận thể hiện mong muốn chuyển đổi sang Hồi giáo.

Người Dalit thuộc Ghogha Taluka nói rằng họ không có quyền trong Ấn giáo và thường xuyên bị phân biệt đối xử bởi các thành viên của các cộng đồng và các đẳng cấp cao khác.

Văn Công Hưng (theo News18)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày