Người dân TPHCM lên chùa cúng tiễn đưa ông bà

 Sáng mùng 3, 4 Tết, hàng nghìn người dân Sài Thành lại kéo nhau vào các tự viện để cúng tiễn đưa ông bà. Rất nhiều gia đình sau khi làm mâm cúng cơm ở nhà thì vào chùa để thăm lại hủ cốt cha mẹ gửi ở đây.

Lễ Phật cầu nguyện cho người thân đã khuất ở chùa Vĩnh Nghiêm

Đa số người dân Phương Nam sau khi cúng tiễn đưa ở nhà thì vào chùa lễ Phật cầu mong tổ tiên, ông bà sớm được siêu thoát. Chính vì thế rất nhiều gia đình đều chọn chùa làm nơi đốt vàng mã, phóng sinh chim trong ngày này.

Anh Hoàng Trung Tính, quận Tân Bình đi lễ ở chùa Phổ Quang tâm sự: “Tôi gửi hài cốt cha mẹ ở chùa đã hơn 3 năm. Năm nào cũng vậy cứ đúng mùng 3 Tết là gia đình đến đây thăm và cúng tiễn đưa các cụ. Đồng thời đốt ít vàng mã cho ông bà, cùng những vị thần thường xuyên phù trợ cho cuộc sống gia đình, cầu mong mọi điều an lành cho một năm sắp đến”.

Tục cúng đưa gắn liền với bữa cơm cúng vào thời khắc giao thừa, mời ông bà tổ tiên về ăn tết cùng con cháu. Để tiễn ông bà, các gia đình thường sắm đồ mới và quà cáp kèm theo ít lộ phí nên mới có tục hoá vàng sau khi cúng tiễn đưa. Người Việt tin rằng trần sao âm vậy những thứ này đốt xuống người cõi âm sẽ nhận được.

Việc cúng đưa ông bà sau Tết không bắt buộc phải diễn ra vào một ngày nhất định nào, mà thường diễn ra từ mùng 3 đến mùng 10 Tết. Đối với những gia đình nào bận việc thì cúng sớm, nhà nào còn vui chơi muốn ông bà ở lại lâu hơn thì cúng trễ hơn.

Quan niệm dân gian của người Việt tin rằng, ngày Tết người thân đã khuất thường về chơi chung với con cháu, vì thế cần có những thủ tục đón và tiễn đưa.

Đại đức Thích An Đạt - Thư ký Ban Văn hóa Thành hội Phật giáo TPHCM, cho rằng: Phật giáo không có quan niệm vào chùa để cúng đưa. Tuy nhiên dân gian thường có câu cửa miệng vào mỗi dịp xuân về là Mùng một Tết cha, Mùng 2 Tết mẹ và Mùng 3 Tết thầy. Thầy ở đây gồm thấy cho chữ, cho pháp và cho cả lễ nghĩa…

Ngoài ra thường người dân hay đến chùa vào mùng 1, mùng 3, mùng 8 để thắp hương cho tổ tiên, ông bà. Còn ngày mùng 2 đa số dành cho người thân nên ít đến chùa hơn. Chính vì thế những ngày này các chùa thường rất đông người đến thắp hương và làm lễ.

Các chùa ở TPHCM những ngày này rất đông người đến thắp hương. Các gian thờ những người đã khuất luôn có người lui tới. Đặc biệt các dịch vụ giữ xe, bán chim phóng sinh, nhang đèn cũng vì thế được dịp hét giá cho những người có nhu cầu.

Lễ bái chư Phật cầu nguyện an lành cho gia đình và tổ tiên.

Người dân TPHCM lên chùa cúng tiễn đưa ông bà ảnh 3

Ở nơi thờ Đức Quan Thế Âm (chùa Phổ Quang) luôn đông người cầu mong sự yên ấm cho gia đình

Người dân TPHCM lên chùa cúng tiễn đưa ông bà ảnh 4

Đánh chuông thức tỉnh những gì không hay đã qua, cầu mong điều tốt lành sẽ đến

Người dân TPHCM lên chùa cúng tiễn đưa ông bà ảnh 5

Đến thăm người thân được gửi ở Việt Nam Quốc Tự

Người dân TPHCM lên chùa cúng tiễn đưa ông bà ảnh 6

Người dân TPHCM lên chùa cúng tiễn đưa ông bà ảnh 7
Cũng tiễn ông bà ở chùa Phước Hải (quận Bình Thạnh)

Người dân TPHCM lên chùa cúng tiễn đưa ông bà ảnh 8

Gửi chút giấy tiền cho ông bà ở chùa Phước Hải

Người dân TPHCM lên chùa cúng tiễn đưa ông bà ảnh 9

Phóng sinh cầu phước đức cho cha mẹ và ông bà

Người dân TPHCM lên chùa cúng tiễn đưa ông bà ảnh 10

Sờ Đức Phật Di Lặc để cầu sức khỏe trong năm mới

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tác giả, Phật tử Nguyễn Tường Bách trong khuôn viên vườn nhà - Ảnh: TGCC

Tác giả Nguyễn Tường Bách sẽ nói chuyện và giao lưu về chủ đề Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á

GNO - Nguyễn Tường Bách - tác giả, dịch giả của nhiều cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đạo của vật lý, Con đường mây trắng ... - sẽ có buổi trò chuyện và giao lưu xoay quanh chủ đề “Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á”.

Thông tin hàng ngày