Người ngoài đạo có thể vào chùa tịnh tâm?

Cửa thiền nghiêm tịnh - nơi mọi người tìm tới tĩnh tâm một cách tùy duyên - Ảnh minh họa
Cửa thiền nghiêm tịnh - nơi mọi người tìm tới tĩnh tâm một cách tùy duyên - Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00

HỎI: Tôi là một người theo đạo có nguồn gốc Tây phương. Nay vì hoàn cảnh cuộc sống có phần bế tắc, nhiều lúc thật sự tôi không muốn sống nữa nhưng vì gia đình nên phải cố gắng trong mệt mỏi. Xin hỏi một người ngoại đạo như tôi có thể lên chùa xin ở lại để tịnh tâm một thời gian có được không?

(VÂN NGUYỄN, sallyn.0311@gmail.com)

Bạn Vân Nguyễn thân mến!

Một cách tổng quan thì cửa Phật từ bi, luôn rộng mở đón tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, thành phần xã hội. Chùa là của thập phương nên ai cũng có thể đến chùa chiêm bái, tu học, tịnh dưỡng, suy nghiệm, thiền định.

Tuy vậy, thực tiễn thì còn tùy nhân duyên của bạn với ngôi chùa và vị trụ trì. Nếu được vị trụ trì cho phép thì bạn có thể lưu trú tại chùa để tịnh dưỡng, nghiên cứu, tu học. Nếu vị trụ trì chưa cho phép thì xem như mình chưa đủ duyên, cần gieo duyên với chùa khác vậy.

Bạn cứ đến chùa, xin gặp vị trụ trì và trình bày ý nguyện để gieo duyên. Mỗi chùa có một hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nên phải đủ duyên lành mới được lưu trú, tịnh dưỡng. Thiết nghĩ, những ngôi chùa có điều kiện về cơ sở vật chất, khá đông Phật tử lưu trú tu học (ngắn hoặc dài hạn) sẽ dễ dàng tiếp nhận bạn hơn.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đoàn từ thiện chùa Thiên Quang cứu trợ tại Myanmar

Chùa Thiên Quang (P.Đông Hòa, TP.HCM) thăm các tu viện, xây 10 căn nhà hỗ trợ người dân Myanmar sau động đất

GNO - Từ ngày 28-6 đến 1-7, đoàn từ thiện chùa Thiên Quang (P.Đông Hòa, TP.HCM), dưới sự hướng dẫn của Ni sư Thích nữ Hương Nhũ, trụ trì chùa đã trực tiếp đến thăm 20 tu viện, xây tặng 10 ngôi nhà tập trung, tặng quà cho 1.103 hộ dân tại Myanmar chịu ảnh hưởng bởi động đất xảy ra vào ngày 28-3.
Tranh minh hoạ tăng nhân Biện Cơ

Biện Cơ - vị tăng nhân tài hoa nhưng bạc phận

NSGN - Một trong những tác phẩm của ngài Huyền Trang (602-664) mang tính cống hiến vĩ đại cho ngành khảo cổ ở Ấn Độ nói riêng và cho cả nhân loại nói chung, góp phần giúp tìm ra những Thánh tích nổi tiếng của Phật giáo tại Ấn Độ, đó chính là tác phẩm Đại Đường Tây Vực ký (大唐西域記).

Thông tin hàng ngày