Nhà sư lưu giữ tro cốt của các nạn nhân sóng thần vô danh

GNO - Một năm sau cái ngày kinh hoàng đã trôi qua nhưng hàng trăm trong tổng số 19.000 người thiệt mạng trong trận động đất sóng thần khủng khiếp ở Nhật Bản vẫn chưa được ai thương tưởng đến, thi thể của họ vẫn không được xác nhận.

Tuy nhiên, có một nhà sư với lòng từ bi của mình đã lưu giữ tro cốt của những người vô danh với hy vọng một ngày nào đó họ có thể được đoàn tụ với gia đình của mình.

Sư Miyabe đang cầu nguyện cho các vong linh.jpg

Nhà sư Ryushin Miyabe cầu nguyện cho các hương linh nạn nhân trận động đất - sóng thần

Mỗi ngày trong một năm qua (kể từ trận động đất - sóng thần xảy ra ở Nhật vào ngày 11-3-2011), sư Ryushin Miyabe đều đọc kinh cầu nguyện và thắp nhang cho các vong linh tại chùa Myokoin ở Yamamoto, một thị trấn nhỏ nằm trên bờ biển của Nhật Bản bị sóng thần nhấn chìm hồi năm ngoái.

Cuối tháng Một vừa qua, cuối cùng thầy cũng đã có thể bàn giao tro cốt của một cậu bé năm tuổi, được biết đến với mã số 906, khi bà ngoại của cậu đã được xác định thông qua xét nghiệm DNA.

Xác chết của cậu bé đã được hỏa táng vào tháng Sáu năm ngoái sau khi được bảo vệ bờ biển tìm thấy đang trôi nổi trên Thái Bình Dương bởi trận sóng thần ngày 11-3-2011.

Bà cụ nói với sư Miyabe rằng mẹ của cậu bé cũng đã bị thiệt mạng trong thảm họa và bà đã tìm kiếm thi thể của đứa cháu trai của mình gần một năm nay.

Sư Miyabe nói việc người thân đưa phần di thể của đứa trẻ trở về sẽ giúp cho vong linh của cậu sớm tái sinh vào một kiếp sống mới.

Theo truyền thống Phật giáo Nhật Bản cơ thể người chết sẽ được hỏa táng và tro cốt được đặt trong một chiếc bình. Chiếc bình sẽ được đặt trong một ngôi mộ gia đình. Người Nhật Bản tin đây là cửa ngõ để sang thế giới tiếp theo, thông qua đó vong linh có thể trở lại mỗi năm trong mùa lễ hội Obon (lễ Vu lan).

Trên toàn Nhật Bản, vẫn còn 500 thi thể vẫn chưa xác định được danh tánh sau thảm họa kép và hơn 3.000 người chết chưa được tìm thấy.

Có thời điểm sư Miyabe phải coi sóc tro cốt của 30 người do số vô thừa nhận nhiều đến mức gây quá tải đối với chính quyền địa phương.

Sau lần cậu bé năm tuổi được "đoàn tụ" với gia đình, ngôi chùa của sư Miyabe chỉ còn lại một bình đựng tro cốt.

Sư Miyabe tâm sự: "Tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện cho phần di cốt này sớm trở về đoàn tụ với gia đình, với những người thân đang kiếm tìm trong sự tuyệt vọng”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày