Nhật Bản: Tu sỹ Phật giáo nhậm chức lãnh đạo hãng hàng không phá sản JAL

Tu sỹ Phật giáo Kazuo Inamori – tân Tổng giám đốc điều hành Hãng Hàng không Nhật Bản (JAL)
Tu sỹ Phật giáo Kazuo Inamori – tân Tổng giám đốc điều hành Hãng Hàng không Nhật Bản (JAL)

( Tokyo , Nhật Bản): Ngày 1-2, tu sỹ Phật giáo Kazuo Inamori, bậc thầy về quản lý kinh doanh của Nhật Bản, đã chính thức nhận nhiệm vụ lãnh đạo hãng hàng không phá sản JAL để quán xuyến công tác phục hưng hãng này, trong đó có việc cắt giảm 15,600 việc làm.

Tu sỹ Phật giáo Kazuo Inamori, 78 tuổi, được chính phủ Nhật Bản bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc điều hành Hãng Hàng không Nhật Bản (JAL), thay thế ông Haruka Nishimatsu, người đã từ chức đứng đầu hãng vận tải lớn nhất châu Á sau khi đệ đơn xin bảo hộ phá sản ngày 20-1. Sư Inamori đã tổ chức họp báo cuối ngày thứ hai 1-2, để công bố đôi nét kế hoạch của ông đối với hãng hàng không đã phá sản với khoản nợ 26 tỷ USD.

Tu sỹ Phật giáo Inamori là một trong những bậc thầy về quản lý và điều hành kinh doanh được kính trọng nhất Nhật Bản. Ông đã sáng lập Tập đoàn công nghệ cao Kyocera và một công ty mà sau đó trở thành thành viên của Tập đoàn KDDI, nay là công ty viễn thông số 2 của Nhật Bản. Sư Kazuo Inamori là nhà vô địch bãi bỏ quy tắc và là người đức độ. Ông xuất gia đầu Phật tại một ngôi chùa ở cố đô Kyoto năm 1997 sau khi về hưu.

Người sáng lập Tập đoàn Kyocera đã sáng tạo lý thuyết “quản lý vi mô - amoeba management” của riêng ông, theo đó mỗi đơn vị của một công ty tự vạch ra kế hoạch của riêng nó dưới sự chỉ đạo của “một lãnh đạo vi mô – an amoeba leader”. Các thành viên của đơn vị đóng góp kiến thức của họ và nỗ lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra, ban cho tất cả công nhân viên một vai trò hoạt động.Trong một trong những cuốn sách của ông, “Kính trọng thần thánh và yêu quý mọi người”, sư Inamori nói triết lý quản lý của ông dựa trên nhiều trở ngại mà ông đã vượt qua.

“Trong cuộc sống nghề nghiệp cũng như đời sống cá nhân của tôi, tôi đã chiến đấu với nhiều tình trạng hấp hối (dead-end situations) vốn là những nguyên nhân đã làm cho tôi đau đớn vô tận,” tu sỹ Phật giáo Kazuo Inamori viết. “Trong hoàn cảnh ngặt nghèo này, tôi luôn quay về với các nguyên tắc cơ bản và tự hỏi ‘việc gì đúng để làm khi là một chúng sinh?’ Mọi việc tôi làm trong công việc của tôi đều được dựa trên các nguyên tắc cơ bản này.”

Sau khi nhiễm bệnh lao năm 13 tuổi, khi nhà của ông cũng bị phá hủy trong một đợt không kích trong Đệ nhị Thế chiến, sư Kazuo Inamori tiếp tục học nghành công trình học (engineering) và bắt đầu mở một công ty gốm sứ nhỏ mà ông đã chuyển thành Tập đoàn Công nghệ cao Kyocera. Theo danh sách những người giàu của Forbes, hiện nay, tu sỹ Phật giáo Kazuo Inamori là người đứng hàng thứ 28 trong số những người giàu nhất Nhật Bản với tài sản ước tính khoảng 920 triệu USD.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1310 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chân lý thứ ba rưỡi giữa khổ đau và hạnh phúc tối thượng

GNO - Hạnh phúc chân thật không nằm nơi những gì dễ đổi thay. Tỳ-kheo Thanissaro nhắc nhở chúng ta: nếu còn tìm hạnh phúc trong những điều gắn liền với khổ đau, thì thất vọng chỉ là chuyện sớm muộn. Chỉ khi quay về với nội tâm tĩnh lặng, ta mới chạm được vào an lạc bền vững.
Đoàn khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn

Thái Nguyên: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và lãnh đạo liên ngành khảo sát địa điểm đặt Văn phòng Phật giáo

GNO - Chiều 17-7, Thượng tọa Thích Nguyên Thành, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh; bà Đỗ Thị Minh Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh làm trưởng đoàn, đã khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn.

Thông tin hàng ngày