Nhiều tư liệu quý về Bồ-tát Thích Quảng Đức cần tiếp cận để làm rõ

Lễ bế mạc hội thảo được diễn ra tại đại giảng đường Minh Châu - Ảnh: Quảng Hậu/BGN
Lễ bế mạc hội thảo được diễn ra tại đại giảng đường Minh Châu - Ảnh: Quảng Hậu/BGN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đó là nhận định của GS.Lê Mạnh Thát, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM trong phiên bế mạc hội thảo “Phong trào Phật giáo năm 1963 và 60 năm Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân” vào chiều nay 11-6 tại đại giảng đường Minh Châu thuộc cơ sở II của Học viện (H.Bình Chánh).
Giáo sư Lê Mạnh Thát phát biểu nêu một số tài liệu quý vẫn chưa được nghiên cứu

Giáo sư Lê Mạnh Thát phát biểu nêu một số tài liệu quý vẫn chưa được nghiên cứu

Tại đây, GS.Lê Mạnh Thát cũng đã nêu ra một tư liệu mà hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa chạm đến là "lá thư xin Phủ Ninh Hòa cho phép bần Tăng Thích Quảng Đức trụ trì chùa Thiên Ân tổ chức lễ khánh thành chùa" sau khi đã trùng tu xong. Lá thư xin phép có đầy đủ chữ ký của Chánh tổng, Lý xã, họ tộc, đó là năng lực huy động và ảnh hưởng đối với quần chúng lúc ngài sinh tiền. Thông qua Bồ-tát Quảng Đức và theo các cứ liệu trên giấy tờ thì Phật giáo lúc bấy giờ có khoảng một triệu người từ Tổng hội, Tỉnh hội, Chi hội và Khuôn hội, đây cũng là cứ liệu để chính quyền Ngô Đình Diệm cho rằng Phật giáo không thể là biểu trưng của dân tộc trong khi đó dân số 20 triệu người.

GS.Lê Mạnh Thát cũng đã nêu ra một số tư liệu hiện nay vẫn còn chưa rõ, có thể là tài liệu y cứ để nghiên cứu chính xác về giai đoạn lịch sử năm 1963 một cách xác thực và khách quan.

GS.Đỗ Quang Hưng phát biểu tại phiên bế mạc

GS.Đỗ Quang Hưng phát biểu tại phiên bế mạc

Tiếp theo, GS.TS Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN đã nêu một số tư liệu quý đã từng đọc và lưu giữ lại về giai đoạn lịch sử năm 1963.

GS.Quang Hưng đã trích lại câu nói trong cuốn: 50 năm (1920-1970) chấn hưng Phật giáo Việt Nam của cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa: "Trong tình hình đen tối, Bồ-tát Quảng Đức làm đuốc đốt lửa từ bi soi sáng dân tộc và đạo pháp, phá tan mây mù vô minh hắc ám của chế độ độc tài họ Ngô, nêu gương bất khuất cho Việt Nam và Phật giáo Việt Nam, chấn động thế giới".

"Với Bồ-tát Thích Quảng Đức, ngài đã kết hợp được chủ nghĩa Dân tộc - Tôn giáo và chủ nghĩa chính trị", GS.Đỗ Quang Hưng nhận định.

TS.Bùi Hữu Dược người có 25 năm làm công tác quản lý nhà nước về Phật giáo

TS.Bùi Hữu Dược người có 25 năm làm công tác quản lý nhà nước về Phật giáo

Theo TS.Bùi Hữu Dược, nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết so với hai hội thảo lần trước về Bồ-tát thì hội thảo lần ba này tổ chức quy mô hơn, nội dung phong phú hơn.

"Đạo pháp đã trường tồn, nhưng rất cần tiếp tục củng cố. Dân tộc này, đất nước này đã độc lập tự do nhưng cũng rất cần tiếp tục phát triển. Tấm gương về sự hy sinh cho đạo pháp và dân tộc của Bồ-tát Thích Quảng Đức cũng cần cho hậu thế noi theo", ông Dược nói.

Thượng tọa Thích Giác Dũng phát biểu đúc kết

Thượng tọa Thích Giác Dũng phát biểu đúc kết

Thượng tọa Thích Giác Dũng, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM trong phát biểu đúc kết, một lần nữa khẳng định: Trước thảm cảnh kỳ thị và đàn áp Phật giáo, Hòa thượng Thích Quảng Đức phát nguyện tự thiêu với lòng từ bi bao la, không oán hận. Trước khi tự thiêu, ngài chỉ có một tâm nguyện duy nhất là mong cho nước nhà được vững bền muôn thuở.

"Vạn pháp do duyên sinh. Tâm niệm xấu xa dù nhỏ nếu không cẩn thận sẽ đưa đến hậu quả vô cùng to lớn. Chỉ có tình thương, từ bi mới hóa giải được hận thù. Trước những thành công, con người cần cẩn trọng để không đánh mất chính mình. Kết quả của thành công ngọt ngào là kết tinh từ nhiều nhân duyên nhọc nhằn, cay đắng mà thành. Niềm tin Tôn giáo đồng hành với vận mệnh của dân tộc, đạo pháp và dân tộc là tôn chỉ mà mọi người cần phải khắc cốt ghi tâm", Thượng tọa Thích Giác Dũng nêu bài học lịch sử.

Hòa thượng Thích Bửu Chánh cảm tạ

Hòa thượng Thích Bửu Chánh cảm tạ

Hội thảo khép lại sau lời cảm tạ của Hòa thượng Bửu Chánh, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM.

Được biết, hội thảo lần này do Viện Nghiên cứu Phật học VN; Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM cùng Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngưỡng thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đồng phối hợp tổ chức.

Chư tôn đức và đại biểu chụp hình lưu niệm tại phiên bế mạc

Chư tôn đức và đại biểu chụp hình lưu niệm tại phiên bế mạc

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày