Nhìn lại để bước tiếp, đồng hành cùng TP.HCM và đất nước

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Trên tinh thần đó, Báo Giác Ngộ số 1284, ra ngày 27-12 có đăng bài viết của Thượng tọa Thích Tâm Hải điểm lại một số sự kiện nổi bật của Phật giáo năm qua, để tự tin bước vào năm 2025 với nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, TP.HCM và Phật giáo. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Bìa Báo Giác Ngộ số 1284 - Ảnh: Bảo Toàn, Mỹ thuật: Tống Viết Diễn
Bìa Báo Giác Ngộ số 1284 - Ảnh: Bảo Toàn, Mỹ thuật: Tống Viết Diễn

Bên cạnh những tin tức Phật sự nổi bật, Báo Giác Ngộ số 1284, ra ngày 27-12 còn có những nội dung đáng quan tâm:

Mục Phật học: Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc phần tiếp theo bài "Quan niệm về sự thành đạo của Đức Thế Tôn" của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng và phần tiếp theo bài "Sinh từ đâu đến chết sẽ về đâu?", tác giả Thích Nguyên Hùng.

- Kinh Phật có cụm từ “binh khí miệng lưỡi” nghe rất ấn tượng. Nhân loại sở hữu một thứ vũ khí có sức sát thương cao, tàn phá khủng khiếp mà không phải cung kiếm hay bom đạn, đó chính là lời nói ác. Họ thường đem lời nói xấu ác để làm khổ, hành hạ lẫn nhau, khiến cho người ngoài đến cả người thân đều bị đau khổ, ảnh hưởng nặng nề.

Mời bạn đọc theo dõi bài "Khẩu nghiệp ác rất khó chữa trị", tác giả Quảng Tánh, đăng trên chuyên mục Từ những trang kinh.

- Mục Văn hóa: "Càng lớn tuổi càng phải học Phật" (Như Danh) là bài viết ghi lại những chia sẻ của các Phật tử cao niên khi tham gia Hội thi giáo lý Phật tử cấp Thành phố.

- Chuyên mục Bạn trẻ: "Người trẻ chuyển đổi tích cực nhờ hiểu sâu giáo lý" (Hạnh Ý).

- Các chuyên mục khác: "Ba nguyên tắc hóa giải mâu thuẫn từ trí tuệ của Thiền sư Suzuki" (Thiện Quang dịch); "Những đứa con nuôi" (Truyện ngắn Nguyễn Hoàng Duy); Thơ Trần Thành Nghĩa, Trầm Thanh Tuấn...

Độc giả có thể đặt Báo Giác Ngộ TẠI ĐÂY.

Quét QR Code để tải App Báo Giác Ngộ cho chiếc điện thoại của mình
Quét QR Code để tải App Báo Giác Ngộ cho chiếc điện thoại của mình

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Khảo về sự kiện Niêm hoa vi tiếu

Khảo về sự kiện Niêm hoa vi tiếu

NSGN - Trong đồ tượng Phật giáo Bắc truyền có thể hiện một tượng pháp, đó là hình ảnh Đức Phật tay phải nâng một cành hoa sen với dung nghi hoan hỷ, thường được gọi là tượng pháp Niêm hoa vi tiếu (拈花微笑).
Ảnh minh họa

Vong linh khác linh hồn ở điểm nào?

GNO - Tất cả kinh sách Phật giáo đều nói con người không có linh hồn, chính nghiệp dẫn dắt đi tái sinh trong luân hồi. Vậy tổ tiên ông bà đã mất là linh hồn, là vong linh hay là gì? Vong linh khác linh hồn ở điểm nào? Phật giáo chủ trương cầu siêu cho người thân đã mất được siêu thoát, vậy siêu thoát rồi sẽ đi về đâu?

Thông tin hàng ngày