Nhìn lại lịch sử, kỳ vọng cho tương lai

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
GN - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM và hướng tới Đại hội đại biểu Phật giáo thành phố lần thứ X (nhiệm kỳ 2022-2027), Giác Ngộ đã ghi nhận ký ức và sự kỳ vọng của chư tôn giáo phẩm đối với Phật giáo TP.HCM.

Kỳ này, xin giới thiệu ý kiến của Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN TP.HCM, vị được cử đảm nhiệm Chánh Thư ký Ban Trị sự Thành hội Phật giáo thành phố nhiệm kỳ đầu tiên và gắn bó với Phật giáo TP.HCM liên tục suốt 40 năm qua.

“Sau ngày 30-4, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày 7-8-1975, Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM được thành lập, đã tập hợp được các tổ chức Giáo hội, Hệ phái Phật giáo đang sinh hoạt tại thành phố nói riêng và miền Nam nói chung. Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP cũng là tiền đề cơ bản cho kế hoạch vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Tôi tham gia cùng Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước ngay từ khi thành lập. Là đại biểu được tham dự Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam năm 1981 với vai trò Thư ký Đoàn đại biểu Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy Việt Nam. Tiếp đó, Đại hội đại biểu Phật giáo thành lập Thành hội Phật giáo TP.HCM diễn ra tại chùa Xá Lợi từ ngày 2 đến ngày 4-6-1982 với 25 thành viên, do Hòa thượng Thích Trí Tịnh đảm nhiệm Trưởng ban Trị sự, Hòa thượng Thích Thiện Hào đảm nhiệm Phó Trưởng ban Thường trực, và tôi làm Chánh Thư ký nhiệm kỳ I (1982-1987).

Ảnh: Bảo Toàn

Ảnh: Bảo Toàn

Hòa thượng Thích Thiện Tâm, sinh năm 1950, đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu Phật giáo TP.HCM lần thứ I (1982), được suy cử đảm nhiệm Chánh Thư ký Ban Trị sự sau khi Thành hội Phật giáo thành phố thành lập, giáo phẩm lúc bấy giờ là Đại đức.

Có thể thấy rõ ngay từ đầu, sinh hoạt của nhiệm kỳ I tiếp nối nếp sinh hoạt từ Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố, nên các hoạt động Phật sự đều thống nhất, đoàn kết các hệ phái Phật giáo. Dĩ nhiên bên cạnh đó cũng có một số khó khăn do đang trong giai đoạn giao thời của lịch sử và xã hội.

Nếu nhìn về chặng đường 40 năm qua, có thể thấy Phật giáo thành phố lớn mạnh, phát triển về số lượng Tăng Ni với trình độ cử nhân, tiến sĩ rất nhiều và có nhiều vị du học từ nước ngoài về, các trường đào tạo Tăng Ni tại thành phố được chú trọng đầu tư.

Công tác hoằng pháp, hướng dẫn Phật tử cũng phát triển với việc ứng dụng công nghệ 4.0 phù hợp theo xu thế xã hội. Là một bộ phận trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, các việc làm lợi đạo ích đời được Phật giáo thành phố chú trọng, các công tác từ thiện xã hội mỗi năm đều có đóng góp rất lớn. Phật giáo thành phố cũng giữ vững được sự hòa hợp, không có gì đáng tiếc xảy ra.

Trong nhiệm kỳ IX của Phật giáo TP.HCM, mọi lĩnh vực đều ổn định, các Phật sự đều thuận lợi nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Hòa thượng Trưởng ban Trị sự.

Về nhân sự cho nhiệm kỳ mới, Phật giáo thành phố phải chọn những vị hội đủ điều kiện kế thừa đúng, vì lợi ích chung để phát triển Phật giáo tại một thành phố lớn của cả nước. Trong sự thống nhất vì lợi ích chung trên tinh thần Tăng sai thì hòa hợp là yếu tố quan trọng.

Thành phần nhân sự nhiệm kỳ mới cần có sự hài hòa với hoạt động của Giáo hội, đa dạng về hệ phái để dễ dàng tiếp cận, phục vụ lợi ích cho các hoạt động chung trong bối cảnh thời đại.

Chư tôn đức giáo phẩm lớn tuổi thì mời tham gia vào Ban Chứng minh để hỗ trợ, vị nào xin nghỉ thì cho nghỉ. Trường hợp vị nào tuổi cao nhưng tâm hồn trẻ, có năng lực làm việc và được Tăng Ni tín nhiệm được thì có thể mời tiếp tục. Phật giáo có tư tưởng nhập thế đi vào cuộc đời dấn thân phục vụ, do đó tôi thấy không nên quá cứng nhắc về tuổi, quan trọng người đó có làm việc được và Tăng Ni có tín nhiệm hay không.

Tôi nghĩ nên quan tâm tăng cường thêm chư Ni vào thành phần nhân sự vì ngày nay chư Ni được đào tạo và phát triển tốt, có nhiệt tâm cống hiến cho Phật giáo. Bên cạnh đó, hiện có nhiều vị trí thức nghỉ hưu chuyên ngành có liên quan đến giáo dục, hành chánh, tôn giáo… thì cũng nên mời họ tham gia giúp đỡ cho công việc chuyên môn cũng rất tốt cho Giáo hội trong giai đoạn tiếp theo".

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày