GNO - Chế độ ăn hàng ngày, sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn hoặc các vấn đề về tiêu hóa có thể làm cho cơ thể thiếu các vitamin. Khi thiếu vitamin, cơ thể sẽ đưa ra một số dấu hiệu để “thông tin” cho ta biết tình trạng này.
Thiếu vitamin có thể không gây ra bệnh nhưng sẽ giúp cải thiện một số chức năng có vấn đề vì vitamin là đồng nhân tố của tất cả các quá trình sinh hóa của cơ thể. Và cơ thể cần vitamin để hoạt động bình thường. Có thể bổ sung vitamin cho cơ thể qua thực phẩm.
Khi thiếu vitamin, cơ thể sẽ đưa ra một số dấu hiệu để “thông tin” cho ta biết tình trạng này
Dưới đây là những biểu hiện cho thấy cơ thể cần bổ sung vitamin, cụ thể như sau:
1 - Các vết lở (đẹn) trong miệng
Do thiếu sắt, kẽm, các vitamin B như B3 (niacin), B2 (riboflavin) và vitamin B12. Nên ăn cà chua, bơ vừng, cải cầu vồng, đậu phộng, các loại họ đậu (như đậu lăng).
Sự hấp thụ sắt được tăng cường bởi vitamin C nên cần bổ sung thêm viatmin C. Hãy kết hợp hấp thu các vitamin này qua các thực phẩm như bông cải xanh, ớt chuông đỏ, cải xoăn.
2 - Mẫn đỏ trên mặt và rụng tóc
Vitamin B7 (biotin) cần thiết cho tóc. Cơ thể thường tích trữ các vitamin tan trong dầu (như vitamin A, D, E, K) nhưng lại không tích trữ các vitamin nhóm B tan trong nước.
Trứng gà, bơ, nấm, bông cải, đậu nành, các loại đậu hạt và chuối giúp bổ sung vitamin B7 cho cơ thể.
3 - Các mảng mẫn màu đỏ hoặc trắng như mụn trên má, trên cánh tay, bắp đùi
Đây là biểu hiện của thiếu các axit béo, vitamin A và D. Bổ sung thêm các axit béo tốt cho sức khỏe qua các loại hạt như hạnh nhân, hạt dẻ, hạt lanh, vừng (mè).
Ngoài ra, cũng nên hấp thụ thêm các loại rau có lá màu xanh và các loại như cà-rốt, khoai lang, ớt chuông đỏ. Nên bổ sung 2.00 UI các vitamin A, K để giúp tăng cường hấp thụ vitamin D.
4 - Ngứa, rân rân như kiến bò, tê ở bàn tay, bàn chân
Có thể đây là biểu hiện của thiếu vitamin B9 (folate), B6 và B12. Các vấn đề này có liên quan trực tiếp đến các dây thần kinh ngoại biên. Những biểu hiện này có thể còn kèm theo lo lắng, suy nhược tinh thần, thiếu máu, hay mệt mỏi và mất cân bằng hormone.
Các thực phẩm cần bổ sung là rau chân vịt, măng tây, các loại cây họ đậu như đậu đen, đậu thận, đậu lima (đậu bơ), đậu pinto (đậu răng ngựa).
5 - Vọp bẻ gây đau ở ngón chân, bắp chân, lòng bàn chân
Nếu tình trạng vọp bẻ (chuột rút) xảy ra thường xuyên thì có thể do thiếu magnesium, calcium và potassium. Và nếu lao động hoặc tập luyện tốn nhiều thể lực, có thể mất các khoáng chất vì đổ mồ hôi nhiều.
Hãy ăn nhiều chuối, hạnh nhân, hạt bí, táo, nho, bông cải xanh, cải thìa, các loại rau cải có lá xanh như cải xoăn, rau chân vịt.
Trần Trọng Hiếu
(Theo Yahoo Health)