Những điều cần biết về huyết áp

GNO - Huyết áp là một trong dấu hiệu quan trọng để đánh giá sức khỏe toàn diện. Huyết áp cao không được kiểm soát là nguyên nhân dẫn đến các bất ổn về tim mạch, đột quỵ và các vấn đề sức khỏe khác.

Ở Hoa Kỳ, cứ 3 người thì có 1 người bị huyết áp cao và một nửa trong số đó thuộc tình trạng không kiểm soát, theo Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ - CDC. Cao huyết áp còn được xem là “kẻ giết người thầm lặng” vì thường không có biểu hiện.

Chế độ ăn, hút thuốc lá,… là những nhân tố có tác động lớn đến nguy cơ phát triển chứng cao huyết áp.

theo doi huyet ap.png
Người có huyết áp cao hay tiền huyết áp cao được khuyên nên kiểm tra huyết áp ít nhất 3 lần mỗi tuần

“Có lối sống lành mạnh và khoa học sẽ giúp phòng tránh được cao huyết áp”, theo chia sẻ của bác sĩ Mary Ann Bauman (thuộc Trung tâm Y khoa Integris Baptist, Oklahoma). Khi huyết áp cao thì cần phải điều trị. Có trường hợp vẫn không có biểu hiện dù huyết áp đã ở mức cao.

Huyết áp thế nào là bình thường?

Huyết áp được biểu thị bởi hai chỉ số: chỉ số trên và chỉ số dưới. Chỉ số trên gọi là huyết áp tâm thu (systolic pressure), còn chỉ số dưới là huyết áp tâm trương (diastolic pressure).

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), huyết áp được xem là bình thường khi huyết áp tâm thu dưới 120 mm Hg và huyết áp tâm trương dưới 80 mm Hg, hay 120/80 mm Hg. Khi huyết áp hơn 140/90 mm Hg thì được xem là huyết áp cao.

Mức huyết áp ở giữa trạng thái huyết áp bình thường và huyết áp cao gọi là tiền huyết áp cao (prehypertension), nghĩa là huyết áp cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ cao để gọi là huyết áp cao.

Có nhiều tác nhân dẫn đến huyết áp cao như: stress, hút thuốc lá, caffeine, bia rượu, ảnh hưởng của điều trị y khoa nào đó…

Người có cơ thể cân đối, thường xuyên thể dục thể thao, người không hút thuốc và có cân nặng phù hợp thường có huyết áp thấp hơn và nhịp tim chậm hơn.

Theo dõi huyết áp

AHA khuyến nghị khi từ 20 tuổi nên thường xuyên theo dõi và kiểm tra huyết áp để đánh giá sức khỏe tổng thể 2 năm 1 lần nếu huyết áp thấp hơn 120/80 mm Hg.

Người có huyết áp cao hay tiền huyết áp cao được khuyên nên kiểm tra huyết áp ít nhất 3 lần mỗi tuần.

huyet ap.jpg


Theo AHA, điều trị huyết áp cao gồm có điều chỉnh lối sống, điều trị bằng thuốc

Nguyên nhân nguy cơ dẫn đến cao huyết áp và tác động đến cơ th

Các nguyên nhân nguy cơ gồm có: chế độ ăn quá nhiều muối, thừa cân, thiếu hoạt động và hút thuốc lá. Huyết áp cao có thể dẫn tới xơ cứng thành động mạnh (atherosclerosis), bệnh thận và bệnh tim. Ngoài ra, huyết áp cao còn gây ra đột quỵ.

Huyết áp thấp

Huyết áp thấp (hypotension) gây nôn mửa, chóng mặt (choáng váng), hoa mắt. Huyết áp giảm một cách đột ngột làm giảm lượng máu cần thiết đến não. Huyết áp thấp thường khó phát hiện và không nguy hiểm nếu không có triệu chứng.

Điều trị huyết áp cao

Theo AHA, điều trị huyết áp cao gồm có điều chỉnh lối sống, điều trị bằng thuốc, khi huyết áp 140/90 hoặc cao hơn.

Khi huyết áp ở ngưỡng tiền huyết áp cao, điều cần làm là giảm cân, tập thể dục nhiều hơn và giảm bớt muối trong chế độ ăn. Còn khi huyết áp tăng lên thì phải được điều trị.

Huệ Trần (Theo Live Science)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày