Những người nên và không nên tiêm vắc-xin Moderna

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Nhóm chuyên gia Tư vấn Chiến lược về Tiêm chủng (SAGE) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra một số khuyến cáo về tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin Covid-19 Moderna.

Theo hướng dẫn cập nhật cuối tháng 6-2021 của SAGE, vắc-xin hiệu quả hơn 90% ngăn ngừa được các ca nhiễm nCoV nghiêm trọng. Ưu điểm của nó là không cần bảo quản cực lạnh, giúp quá trình phân phối dễ dàng hơn, đặc biệt tại các nước thu nhấp thấp và trung bình.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, vắc-xin Moderna hiệu quả cao với biến thể Delta.

Ai nên được tiêm chủng trước?

Cũng như mọi vắc-xin phòng Covid-19, nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và người cao tuổi cần được ưu tiên tiêm chủng.

Khi có thêm vắc-xin, cần bổ sung các nhóm ưu tiên tiêm chủng khác.

Những ai khác có thể tiêm chủng vắc-xin?

Các bệnh đi kèm (bệnh nền) được nghiên cứu trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba bao gồm bệnh phổi mạn tính, bệnh lý về tim, béo phì nặng, đái tháo đường, bệnh gan và nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người HIV.

SAGE cho rằng cần phải có thêm các nghiên cứu ở người bị suy giảm miễn dịch, nhưng người trong nhóm này có thể được tiêm sau khi được cung cấp thông tin và tư vấn.

Có thể tiêm vắc-xin cho những người từng mắc Covid-19. Tuy nhiên, những người này có thể hoãn tiêm chủng khoảng 6 tháng kể từ thời gian bị nhiễm bệnh.

Hiệu quả vắc-xin được đánh giá là tương tự trên phụ nữ trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ và những người trưởng thành khác. SAGE khuyến cáo sử dụng vắc-xin ở phụ nữ đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ tương tự như ở người trưởng thành khác. Nhóm chuyên gia không khuyến cáo dừng cho con bú sữa mẹ vì lý do tiêm phòng Covid-19.

Phụ nữ mang thai có nên tiêm chủng không?

SAGE khuyến cáo sử dụng vắc-xin Covid-19 ở phụ nữ mang thai khi lợi ích của việc tiêm chủng cho phụ nữ mang thai lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn. Để giúp phụ nữ mang thai đưa ra đánh giá này, cần cung cấp thông tin cho họ về nguy cơ mắc Covid-19 trong thời kỳ mang thai cũng như lợi ích của việc tiêm chủng trong bối cảnh dịch tễ của địa phương, và những hạn chế hiện tại về số liệu an toàn ở thai phụ.

SAGE không khuyến cáo xét nghiệm chẩn đoán mang thai trước khi tiêm chủng. Nhóm chuyên gia cũng không khuyến cáo trì hoãn việc mang thai hay đình chỉ thai nghén vì lý do tiêm phòng Covid-19.

Ai không nên tiêm chủng vắc-xin?

Những người có tiền sử dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vaccine không nên dùng loại vắc-xin này hay vắc-xin mRNA khác.

Mặc dù khuyến cáo tiêm chủng cho người cao tuổi do nguy cơ cao mắc Covid-19 nặng và tử vong, nhưng những người cao tuổi rất yếu tiên lượng còn sống thêm dưới ba tháng nữa cần được đánh giá cụ thể theo từng trường hợp.

Không dùng vắc-xin này ở những người dưới 18 tuổi do chưa có kết quả từ các nghiên cứu thêm.

Vắc-xin này có an toàn không?

Ngày 30-4, WHO phê duyệt vắc-xin Moderna vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) đã đánh giá kỹ lưỡng số liệu về chất lượng, an toàn và hiệu lực của vắc-xin Covid-19 Moderna và cho phép lưu hành sử dụng ở tất cả các nước thuộc Liên minh châu Âu.

SAGE khuyến cáo tất cả những người được tiêm vắc-xin cần được theo dõi ít nhất 15 phút sau tiêm. Những người gặp phản ứng dị ứng nặng ngay trong liều đầu thì không nên tiêm liều tiếp theo.

Vắc-xin Moderna cho thấy hiệu lực bảo vệ khoảng 94,1% đối với Covid-19, bắt đầu 14 ngày sau khi tiêm liều đầu.

Vắc-xin này có hiệu lực với các biến thể mới không?

Dựa trên các bằng chứng đến nay, các biến thể mới của virus không làm thay đổi hiệu quả của vắc-xin mRNA Moderna. Cần tiếp tục theo dõi, thu thập và phân tích số liệu về các biến thể mới và tác động của chúng đối với hiệu quả chẩn đoán, điều trị.

Chúng ta chưa thể biết vắc-xin này có phòng ngừa được việc nhiễm và ngăn chặn lây truyền virus hay không. Khả năng miễn dịch kéo dài trong vài tháng nhưng chưa thể biết toàn bộ thời gian miễn dịch kéo dài bao lâu. Các câu hỏi quan trọng này đang được nghiên cứu.

Đồng thời, SAGE nhấn mạnh người dân vẫn phải duy trì các biện pháp y tế công cộng hiệu quả như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn, rửa tay, vệ sinh hô hấp và quy tắc che miệng khi ho, tránh tụ tập đông người, và đảm bảo thông khí tốt.

Vắc-xin Moderna tại Việt Nam

Chiếc máy bay chở hơn 2 triệu liều Vaccnine do Mỹ tài trợ đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội) - Ảnh: Ngọc Thành
Chiếc máy bay chở hơn 2 triệu liều Vaccnine do Mỹ tài trợ đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội) - Ảnh: Ngọc Thành

Rạng sáng 10-7, hơn hai triệu liều vắc-xin Moderna do Mỹ hỗ trợ Việt Nam, về đến sân bay Nội Bài. Số vắc-xin này là một phần trong 80 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 do Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết hỗ trợ một số quốc gia/vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, thông qua chương trình Covax.

Ngay khi tiếp nhận hai triệu liều vắc-xin Moderna, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chỉ đạo chuyển khẩn cấp một triệu liều vào TP.HCM.

Đây là lô vắc-xin Moderna đầu tiên về Việt Nam và là lô thứ ba do cơ chế Covax cung ứng.

Trước đó vào tháng 4 và tháng 5, Việt Nam đã nhận hai lô vắc-xin AstraZeneca do Covax cung cấp, với tổng số khoảng 2,5 triệu liều.Từ 10-7, Việt Nam chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng Covid-19, kéo dài trong 9 tháng, mục tiêu bao phủ 70-80% dân số.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hơn 100 em thanh thiếu niên tham gia khóa tu "Tuổi trẻ" lần thứ I tại chùa Long Phước

Chùa Long Phước (TP.Bạc Liêu) khai mạc khóa tu Tuổi trẻ lần thứ I

GNO - Sáng 15-12, chùa Long Phước (P.5, TP.Bạc Liêu) tổ chức khai mạc khóa tu Tuổi trẻ lần thứ I với sự chứng minh của Thượng tọa Thích Giác Nghi, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh, trụ trì chùa Long Phước; chư tôn đức giáo thọ sư, Phật tử và hơn 100 thanh thiếu niên tham dự khóa tu.

Thông tin hàng ngày