Những trải nghiệm từ việc quét chùa

GN - Chúng tôi là Phật tử trong đạo tràng Pháp hoa, mỗi ngày đều được nghe pháp thoại của Trưởng lão Hòa thượng tôn sư, đạo lực của ngài truyền cho chúng tôi động lực tôn kính Tam bảo vô bờ bến, sự hăng say làm Phật sự. Chúng tôi tu tập theo kinh Pháp hoa nên lấy pháp hành làm căn bản tu tập, đi đứng nằm ngồi đều theo lời dạy của Đức Phật, của Hòa thượng tôn sư, và làm Phật sự trở thành bổn phận, là thói quen không thể thiếu như cơm ăn áo mặc hàng ngày.

Anhminhhoa.jpg


Ảnh minh họa

Những ngày đầu tiên mới đi làm Phật sự, mọi việc đều lóng ngóng, bởi vì ở chùa cái gì cũng rất lớn và rất nhiều so với những gì chúng tôi từng trải qua. Việc đầu tiên mà tôi hay làm là quét chùa và rửa bát. Sân chùa rất rộng mà gió thì lớn, lá thì nhiều, quét được một lúc thì cơn gió thổi qua, và đâu lại hoàn đấy nên chỉ việc quét sân chùa thôi đã rất mệt. Rồi làm mãi thì tôi cũng biết rút kinh nghiệm, quét từng khoảng sân nhỏ và sau đó gom rác lại hốt luôn vào túi rác. Với cách quét như thế thì sân chùa sạch dần và cuối cùng thì toàn sân cũng sạch.

Có lẽ đây là trải nghiệm, là bài học vô tự hay nhất mà tôi học được trước hết khi đến chùa. Tâm con người ban đầu chưa tu tập thì cũng như một cái sân đầy rác, lẫn lộn mọi thứ trên đó. Trước tiên phải sắp xếp các đồ vật ở trên sân, sau đó dọn sạch từng góc nhỏ và quét hết rác rưởi cho vào thùng rác. Đưa thùng rác vào chỗ của nó rồi thì toàn bộ sân và vườn chùa sạch sẽ, trang nghiêm.

Tâm con người cũng thế, tâm chứa đủ mọi thứ trên đời, gánh đủ mọi trách nghiệm, huân tập đủ mọi kiến thức, kinh nghiệm cần thiết và không cần thiết. Và rồi khi gió bát phong (lợi lộc, suy tổn, chê bai, khen ngợi, xưng tán, dèm pha, buồn khổ, vui sướng) thổi đến thì rối tung lên vì không có định lực. Cũng như quét sân, nếu có rác thì mới rối tung, không có rác thì gió đến cũng vui và càng thêm mát mẻ mà thôi. Vấn đề là ta tiếp nhận và ứng xử với các ngọn gió ấy thế nào.

Trọng tâm giáo pháp của Đức Phật là Tứ diệu đế. Học Phật, chúng ta nhận diện thực tế vấn đề, đây là khổ, do đâu mà chúng ta khổ, đây là khổ diệt, và con đường nào để giải quyết vấn đề này, làm thế nào để giải thoát khỏi phiền não đó. Chỉ đơn giản vậy thôi, nếu như trong cuộc sống hàng ngày, trong khi làm Phật sự, trong khi tu tập chúng ta tự tạo thói quen là mỗi phiền não nổi lên, quán chiếu thói quen nào đã tạo ra phiền não và cách giải quyết, dần dần thành kỹ năng giải quyết vấn đề mỗi khi phiền não xảy đến.

Khi chúng ta có kỹ năng xử lý mọi vấn đề theo Tứ diệu đế, dần dần đi vào tám con đường Thánh đạo để vượt thoát khỏi mọi ràng buộc, phiền não, khổ đau; tự mình huân tập thói quen sống theo Bát chánh đạo, sống hạnh phúc và giúp đỡ những người khác để ai cũng có cuộc sống an lạc và tự tại.

Giờ đây, đi đâu tôi cũng hay ngắm sân chùa và nhớ đến bài chân kinh vô tự đầu tiên. Mỗi khi cuộc sống vất vả và khó khăn, tôi lại tìm về nơi sân chùa, từ sân chùa hiện thực đến sân chùa tâm linh. Chiêm nghiệm về món quà đầu tiên mà Tam bảo đã ban tặng. Dù khó khăn đến mấy tôi cũng quyết chí quét sạch sân chùa nội tâm trong mỗi phút giây, biến bát phong thành ngọn gió ngọt ngào, và mời gió làm Phật sự, làm bạn đồng tu.

Là Phật tử, con xin trọn đời nương tựa dưới bóng từ bi nơi Đức Phật!

Là Phật tử, con xin trọn đời nương tựa dưới bóng từ bi nơi Chánh pháp!

Là Phật tử, con xin trọn đời nương tựa dưới bóng từ bi nơi Hiền Thánh Tăng!

Hoa Tâm

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.
Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.

Thông tin hàng ngày