Nồng ấm đêm nhạc Trịnh ở Singapore

Dấu chân địa đàng, đêm nhạc Trịnh ở khán phòng hòa nhạc của Học viện nghệ thuật SOTA Singapore diễn ra tối 3-11, đã để lại ấn tượng sâu sắc với khán giả ở đảo quốc sư tử.

ImageView.aspx.jpg

Các ca khúc được hòa âm phối khí lại, mang một màu sắc hiện đại và mới mẻ cho người nghe. Khán giả đã có một đêm nhạc đáng nhớ với những giọng hát thể hiện một cách tình cảm và sâu lắng các ca khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn như Ở trọ, Rơi lệ ru người, Đêm thấy ta là thác đổ, Ru ta ngậm ngùi… qua giọng ca của những bạn trẻ đang học tập và làm việc tại Singapore cùng ca sĩ Lê Hiếu.

Dấu chân địa đàng tái hiện hành trình của một người lữ khách, miệt mài rong ruổi trên con đường dài của cõi nhân gian, đi từ buổi bình minh cho đến đêm dài bất tận, đi xuyên suốt bốn mùa của đất trời. Đêm nhạc kết thúc với hình ảnh người lữ khách trở về bên mẹ của mình trong giai điệu Huyền thoại mẹ dạt dào tình cảm.

Đêm nhạc do các bạn trẻ Việt Nam ở Singapore tổ chức nhằm tôn vinh dòng nhạc của Trịnh Công Sơn, đồng thời đem lại cho cộng đồng người Việt tại Singapore cũng như bạn bè quốc tế yêu mến Việt Nam một sự kiện âm nhạc đặc sắc.

Ca sĩ Lê Hiếu biểu diễn trong chương trình với các ca khúc Ru đời đi nhé, Này em có nhớNhư một lời chia tay. Anh vừa đánh đàn piano vừa hát với chất giọng trầm ấm. Lê Hiếu cho biết anh rất hạnh phúc khi được hát trong một bầu không khí ấm cúng trước đông đảo cộng đồng người Việt yêu nhạc Trịnh tại Singapore.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày