“Nước có độc lập thì đạo Phật mới dễ dàng mở mang”

“Nhân ngày lễ Phật rằm tháng Bảy, tôi kính cẩn cầu nguyện Đức Phật bảo hộ Tổ quốc và đồng bào ta và tôi gửi lời thân ái chào các vị trong Hội Phật tử. Từ ngày nước ta trở nên Dân chủ Cộng hoà, Hiến pháp ta tôn trọng tự do tín ngưỡng, thì Phật giáo cũng phát triển một cách thuận tiện.

Thế là: Nước có độc lập, thì đạo Phật mới dễ dàng mở mang... Đức Phật là đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn. Nguời phải hy sinh đấu tranh, diệt lũ ác ma. Nay đồng bào ta đại đoàn kết hy sinh của cải, xương máu, kháng chiến đến cùng, để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc.

Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ đại bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ. Trong cuộc kháng chiến cứu nước, đồng bào Phật giáo đã làm được nhiều. Tôi cảm ơn đồng bào và mong đồng bào cố gắng thêm, cố gắng mãi, cho đến ngày trường kỳ kháng chiến thắng lợi, thống nhất, độc lập thành công”.

Đó là nội dung bức thư “Gửi Hội Phật tử Việt Nam” của Chủ tịch Việt Nam viết ngày 30/8/1947. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự buổi tuyên thệ đoàn kết giữa các đảng phái tại chùa Bà Đá
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự buổi tuyên thệ đoàn kết giữa các đảng phái tại chùa Bà Đá

Có một chi tiết đáng nhớ: Ngày 30/8/1969, tình hình sức khoẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn biến rất xấu. Buổi chiều, khi tỉnh lại, Bác hỏi Thủ tướng Phạm Văn Đồng về công việc chuẩn bị lễ kỷ niệm Ngày Quốc Khánh năm 1969 và căn dặn: “Các chú nhớ phải bắn pháo hoa mừng chiến thắng để động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân”.

Bác còn hỏi han tình hình nước sông Hồng và nhắc nhở phải chú ý đề phòng lũ lụt. Năm đó mức nước lũ trên sông Hồng ở khu vực Hà Nội lên rất cao. Đã có phương án đưa Bác rời khỏi Hà Nội để tránh nguy hiểm, nhưng khi đưa ra đề nghị này, Bác không tán thành vì cho rằng người lãnh đạo thì phải gương mẫu trụ lại sát cánh với dân quyết tâm chống lụt.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày