Ô nhiễm môi trường làm giảm bao nhiêu tuổi thọ?

GNO - Trung bình mỗi người dân châu Âu sẽ giảm đi 2 năm tuổi thọ của mình do các ảnh hưởng sức khỏe từ việc hít thở không khí bị ô nhiễm, theo báo cáo xuất bản trên tạp chí Tim mạch châu Âu giữa tháng 3 qua.

onhiem.jpg


Sống chung với ô nhiễm - nguyên nhân gây giảm tuổi thọ

Báo cáo dự đoán có khoảng 800.000 người ở châu Âu chết mỗi năm ở tuổi thọ không cao mỗi năm do ô nhiễm không khí, tức 17% của 5 triệu người châu Âu.

Nhiều người chết trong độ tuổi 40 (chiếm khoảng 80% số người chết) do tác hại của ô nhiễm môi trường, nguyên nhân không liên quan đến hệ hô hấp mà do bệnh tim mạch và đột quỵ gây ra bởi các chất ô nhiễm không khí trong máu - báo cáo ghi rõ.

Tiếp xúc liên tục với mức không khí ô nhiễm tăng cao làm suy giảm chức năng tim mạch, dẫn đến các bất ổn tim mạch như nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, đột quỵ và suy tim.

Dự đoán mới này gấp đôi con số dự đoán về tử vong sớm do ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trước đó.

Từ đó, có thể thấy rằng ô nhiễm không khí gây ra số lượng tử vong nhiều hơn hút thuốc lá trong một năm bởi hút thuốc lá có thể tránh được còn ô nhiễm không khí thì không - khẳng định của chuyên gia tim mạch Thomas Münzel (Mainz, Đức)  với tờ Guardian.

Ấn Độ là quốc gia có mức vật thể ô nhiễm nhỏ (PM2.5) cao nhất thế giới, theo WHO - cũng là nơi có đến 16 trong tổng số 30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Báo cáo của Lancet năm 2018 ghi nhận ô nhiễm không khí gây ra 1,2 triệu cái chết mỗi năm tại nước này.

Hiện tại, các quốc gia châu Âu tiếp xúc với mức ô nhiễm không khí cao hơn mức ô nhiễm toàn cầu do các nhà máy năng lượng sử dụng nhiên liệu đốt là than để tạo ra điện, sử dụng nhiều gỗ và lò than để sưởi ấm, thiếu các chính sách xóa giảm ô nhiễm không khí.

Đức Hòa
(theo Reader’s Digest)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày