Ông thầy tu kể chuyện: Cỏ dại mọc vườn tâm

Bài đăng trên giai phẩm Giác Ngộ Xuân Giáp Thìn 2024 - Trình bày: Phòng Mỹ thuật/BGN
Bài đăng trên giai phẩm Giác Ngộ Xuân Giáp Thìn 2024 - Trình bày: Phòng Mỹ thuật/BGN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Vị thầy già cùng ba đệ tử tu tập trong ngôi chùa nhỏ nằm dưới chân núi. Nơi này vắng lặng yên tĩnh rất hợp với việc tu hành nhưng có điều là chợ làng khá xa, mỗi khi đi mua gạo và rau các vị Tăng phải băng qua một con suối có cây cầu gập ghềnh ghép lại từ những thân cây. 

Mùa nắng thì không sao, vào mùa mưa việc đi lại rất khó khăn vì con đường sình bùn và có khi nước suối dâng cao ngập luôn cây cầu.

Người dân trong làng thương các vị tăng vất vả nên hùn nhau mua cúng dường một mảnh đất rẫy nằm kế bên chùa, họ còn đến chung tay xới đất trồng lúa trồng rau. Từ đó, các vị Tăng không phải đi chợ xa nữa. Dân làng còn đem đến trồng các loại cây ăn trái và cả hoa nữa, có người còn nghĩ ra cách trồng những cây dừa chung quanh chùa tạo thành hàng rào rất đẹp mắt. Vị thầy già cảm kích tấm lòng của dân làng nên phân công ba đệ tử của mình thay nhau chăm sóc cây cối cho thật chu đáo, nhờ đó vườn chùa quanh năm xanh tươi.

Thành phố mở rộng về phía vùng ven nên ngôi chùa ngày càng đông người lui tới lễ lạy, công việc bận bịu hơn. Vị thầy già nhận thấy các đệ tử của mình thích được người ta mời đi cúng kiếng hơn cho nên lơ là việc tưới tẩm cho khu vườn.

Vườn chùa không còn được chăm sóc chu đáo, cây cối héo úa, cỏ mọc đầy… Một hôm, có một đoàn Phật tử trên đường hành hương ghé ngang chùa, thấy cỏ dại nhiều quá họ bèn xúm nhau nhổ cỏ và quay giếng xách nước tưới cây, họ phát hiện ra có nhiều cây dừa bị đuông ăn…

Vị thầy già cảm thấy chạnh lòng vì người Phật tử phương xa ghé đến thấy vườn chùa khô héo mà còn biết động lòng, trong khi chư Tăng là người hưởng thụ thì lại dửng dưng.

Một hôm, sau khi thọ trai, vị thầy già nói “Thầy trò mình sống nơi này đều nhờ tín thí. Tụi con chỉ biết hưởng thụ mà không biết vun bồi chăm sóc. Mang nặng ơn của mọi người mà không biết đáp đền thì kiếp sau khó được làm người…”.

Ba vị đệ tử thì thầm với nhau “Vậy thì từ nay về sau chúng ta sẽ không ăn bất cứ rau trái gì ở trong vườn nữa”. Ý là không ăn bất cứ thứ gì ở trong khu vườn tức là không mắc nợ dân làng!

Vị thầy già lắc đầu thở dài vì đệ tử của mình còn non nớt hời hợt quá, có người tu hành nào mà không mắc nợ đàn-na tín thí?

“Không ăn rau trái nơi này thì các con có thọ nhận cơm rau nơi khác không? Y áo các con mặc trên người là từ đâu? Ngay nơi các con đang đứng đây, mảnh đất này nhờ đâu mà có?...”.

Ba vị đệ tử nghe vậy thì hổ thẹn cúi đầu.

Vị thầy già nói “Khu vườn cũng như đời tu hành, nếu mình không biết chăm sóc tưới tẩm chuyển hóa mà chỉ lo chạy theo bên ngoài thì phí cả đời tu. Những tháng gần đây tụi con lười biếng không chăm lo cho vườn tâm của mình để cỏ dại mọc đầy…”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Báo Giác Ngộ số 1308: Sắp xếp lại giang sơn

Báo Giác Ngộ số 1308: Sắp xếp lại giang sơn

GNO - Ngày 1-7-2025 chúng ta bắt đầu nền hành chính 3 cấp, nếu chỉ tính chính quyền địa phương là 2 cấp (tỉnh và xã/phường). Trước những băn khoăn và cả nghi ngại về sự vận hành cũng như hiệu quả của hệ thống mới, chúng ta thử phân tích về lý thuyết xem những gì là ưu và nhược điểm của cả hai hệ thống...

Bình minh châu thổ

Bình minh châu thổ

GNO - Cuộc gọi kết thúc, bên tai tôi vẫn còn văng vẳng tiếng nói của một người chị ngoài miền Bắc xa xôi vẫn chưa có dịp đặt chân đến miền sông nước: “Chị nghe bảo, bây giờ, người ta không còn đi chợ nổi nhiều như xưa nữa, phải không em?”.

Thông tin hàng ngày