Ông thầy tu kể chuyện: Có tu hay không tu

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Phòng khám của một vị bác sĩ gần chùa nên sau giờ làm việc, bác sĩ thường qua chùa lễ Phật. Bác sĩ rất thích trò chuyện về Phật pháp mà kiến thức cả về đạo và đời của bác sĩ nhiều khi khiến các vị tăng trẻ bối rối nên dần dần các vị ấy né tránh.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1236 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1236 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Thấy các vị Tăng trẻ né tránh, vị bác sĩ rất tự hào vì sự uyên bác của mình. Rồi thì bác sĩ tìm hiểu và biết khi nào có thầy trụ trì ở nhà mà đến để có người đàm đạo cho thỏa lòng.

Nói là đàm đạo mà thật ra vị trụ trì chỉ lắng nghe là chính bởi vì bác sĩ thao thao bất tuyệt. Anh kể rằng mình dành nhiều thời gian nghiên cứu kinh sách và chăm chú thực hành thiền tọa. Anh dùng kiến thức y khoa để diễn giải kinh Phật và anh cho rằng kiến thức y khoa giúp anh hiểu rõ và sáng tỏ Phật pháp, vì vậy nên anh có một niềm tin vững chắc về những gì anh đang ứng dụng.

Thầy trụ trì điềm đạm rót trà mời khách, tách thứ nhất, tách thứ hai… Nhiều khi bình trà đã cạn mà khách vẫn tuôn trào. Anh trích dẫn từ kinh Pháp bảo đàn qua kinh Hoa nghiêm, kinh Trường bộ, Trung bộ qua A-tỳ-đàm v v.. , anh đọc làu làu ngay cả sách hướng dẫn tu thiền thoại đầu của Hòa thượng Duy Lực dịch: Tham thiền cảnh ngữ, Cội nguồn truyền thừa, Thiền thất khai thị lục...

Lần nào cũng vậy, anh nói như đang giảng giải cho vị trụ trì nghe mà quên rằng mình là cư sĩ tại gia. Anh khoe mình đã đạt được chứng nghiệm trong việc tu tập mà anh siêng năng thực hành.

Một hôm, anh đang nói thì có một cô Phật tử đến xin gặp thầy trụ trì để thưa về việc cô thực tập thiền như đã được hướng dẫn trong khóa tu tại chùa nhưng có vài điều mà cô còn lấn cấn chưa hiểu rõ, mong được thầy giải thích tường tận để cô yên tâm là mình không đi sai hướng.

Mặc dù cô đã trình bày như vậy, nhưng vị bác sĩ không tỏ ra muốn ngừng câu chuyện đang nói với thầy trụ trì. Cô Phật tử yên lặng lắng nghe một hồi thì xin phép ra về. Cô lục lọi trong túi xách tay tìm vật gì đó và bỗng cô tỏ vẻ bồn chồn lo lắng có lẽ vì không thấy vật cần tìm, cô hấp tấp đi ra cổng thất, vừa đi cô vừa gọi điện thoại cho ai đó bằng giọng căng thẳng. Rồi như nhận ra mình đang gây chú ý làm phiền đến cuộc trò chuyện, cô quay lại cúi đầu nói xin lỗi thầy và vị khách trước khi lên xe đi.

Khi cô đã khuất khỏi cổng, thầy trụ trì quay sang nói với vị bác sĩ rằng cô Phật tử này thực hành thiền Chánh niệm khá lâu rồi, cô quy y với Sư ông Nhất Hạnh từ những năm sư ông mới về Việt Nam.

Bác sĩ nhìn thầy trụ trì bằng đôi mắt ngạc nhiên và lắc đầu “Thầy ơi, qua cử chỉ vừa rồi con nghĩ là cô này không có thực hành thiền gì đâu, vì nếu là người có chút ít Chánh niệm tu tập sẽ không biểu hiện lăng xăng như vậy”.

Thầy trụ trì nhỏ nhẹ nói “Chánh niệm không phải là không có biểu hiện lăng xăng mà là khi lăng xăng thì biết mình đang lăng xăng”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày