Pakistan có thể thành trung tâm của Phật giáo thế giới

GN - Pakistan có nhiều tiềm năng, triển vọng lớn lao để trở thành một trung tâm mới thu hút đông đảo người con Phật trên khắp thế giới trong tương lai không xa - đó là lời khẳng định của ông Yang Soo Kim, Chủ tịch Cơ quan hợp tác Hàn Quốc - Pakistan trong lần trả lời truyền thông của đất nước Nam Á này.

Theo ông Yang, tất cả đều nhờ Pakistan lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật tạo hình Đức Phật quý giá, các di sản cổ có xuất xứ từ nền văn hóa Gandhara bao gồm Taxila, Mardan, Swat và Hazara.
Hinh 1.jpg
Hình Phật thuộc nền văn hóa Gandhara được khắc trên đá tại Pakistan

Hiện tại, có khoảng 500 triệu tín đồ Phật giáo trên toàn cầu, chủ yếu tập trung tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á. Với con số này, có rất nhiều người quan tâm đến hành trình mà nhà sư Maranantha từ đồng bằng Ấn - Hằng, qua Con đường tơ lụa đến Trung Quốc và Hàn Quốc vào năm 384 để truyền bá Chánh pháp xuyên qua vùng Chota Lahore của Pakistan.

Pakistan có thể đón nhận hàng triệu khách hành hương Phật giáo nếu đất nước này được hòa bình, ổn định và tái xây dựng, phục hồi lại cơ sở vật chất, hạ tầng tại những địa điểm mang tính di sản và linh thiêng. Đây là việc làm cần thiết của chính phủ nhằm thay đổi cái nhìn của thế giới.

Với tư cách là Chủ tịch Cơ quan hợp tác Hàn Quốc - Pakistan, ông Yang Soo Kim vừa tham dự lễ ký kết bản ghi nhớ giữa hai quốc gia và thông qua một thỏa thuận cùng đồng hành tổ chức đợt triển lãm 68 tác phẩm nghệ thuật Phật giáo của Pakistan tại Bảo tàng Trung tâm Phật giáo (Hàn Quốc), nơi đặt trụ sở của tông phái Tào Khê - Seoul, Hàn Quốc. Triển lãm này sẽ được tổ chức vào cuối tháng 3 năm 2017. Trong suốt thời gian dài, các tác phẩm quý hiếm được lưu trữ tại Bảo tàng Peshawar (Pakistan) mà ít ai biết đến.

Bản ghi nhớ được ký vào cuối tháng 12 vừa qua giữa Cục Di sản, Thư viện và Lịch sử Quốc gia Pakistan cùng Hiệp hội Văn hóa Hàn Quốc do ông Min Jeong, Chủ tịch Hiệp hội làm đại diện. Tất cả các động thái mang tính hợp tác về văn hóa, tôn giáo này được khởi xướng bởi Tiến sĩ Esther Park, Tổng Thư ký Hiệp hội Nghệ thuật và Văn hóa Gandhara, Pakistan.

Trong các phiên thảo luận nhân dịp gặp mặt này, ông Yang Soo Kim và Tiến sĩ Esthar Park đều khẳng định, việc ký kết các thỏa thuận và hợp tác trong việc tổ chức các triển lãm về Phật giáo có ý nghĩa vô cùng quan trọng, làm hồi sinh nền văn hóa cổ Gandhara, đồng thời mang đến các giá trị tâm linh đối với cộng đồng Phật tử.

“Người Phật tử luôn kính ngưỡng những di sản Phật giáo. Tuy vậy, trong bối cảnh hiện tại, đất nước Pakistan vẫn chưa có những ngọn tháp Phật giáo tầm cỡ và đó cũng là điều bất lợi nếu so sánh với nhiều nước”, ông Yang Soo Kim khẳng định.

Hai học giả còn đề nghị Pakistan nên tiến hành thúc đẩy hợp tác về văn hóa với nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước gần như Trung Quốc, Hàn Quốc. Ông Kim cũng đưa ra ý kiến rằng, đất nước Pakistan cần lên kế hoạch xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi dẫn đến những di sản Phật giáo Pakistan. Nếu hoàn thiện, vùng Gandhara có thể đón hàng chục triệu du khách, giống như địa điểm lịch sử Yung Ju (Hàn Quốc), đón khoảng 10 triệu khách du lịch mỗi năm.

Ngoài ra, còn có hàng ngàn hang động bằng đá vẫn còn tồn tại ở Pakistan và những địa điểm như vậy rất quý giá đối với Phật tử trên thế giới. Bức tượng Đức Phật được đặt tại Bảo tàng Lahore có thể nổi tiếng hơn bức tượng “Mona Lisa” xuất xứ từ Pháp.

Được biết, ông Yang Soo Kim đang lên kế hoạch đề xuất Chính phủ Hàn Quốc tổ chức triển lãm nghệ thuật tạc tượng Đức Phật đi khắp thế giới. Trong khi đó, Tiến sĩ Esthar Park đã từng trình luận án tiến sĩ về nghệ thuật Gandhara. Trả lời câu hỏi của giới truyền thông, ông Kim cũng cho hay trong thời gian tới, Chính phủ Hàn Quốc sẽ đề nghị Chính phủ Pakistan tiến hành khai quật các di chỉ Phật giáo để tiến hành sắp xếp và bảo tồn các địa danh này.

Bảo Thiên
(theo The News)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.

Thông tin hàng ngày