Pháp sư Gharwang Rinpochea: "Đừng lo lắng!"

GNO - Niềm hạnh phúc phải đến từ bên trong chúng ta. Khi một vị sư vui vẻ nói điều này, người ta có khuynh hướng lắng nghe.

Gharwang Rinpochea là tu sĩ Phật giáo (PG) Tây Tạng đến từ Sikkim , Ấn độ. Ngài cũng là người đứng đầu dòng Zurmang Whispering. Mới đây ở Malaysia, ngài đã nói chuyện về Hạnh Phúc và làm thế nào có được Hạnh Phúc trong đời sống bận rộn hiện đại ngày nay.

1316973001_10-cach-song-hanh-phuc.jpg

Hạnh phúc là sớm mai ta nở nụ cười thật tươi, tặng mình, tặng người - Ảnh minh họa

Sau buổi nói chuyện ngài có một cuộc phỏng vấn nho nhỏ. Ngài vui vẻ bày tỏ: Ngài rất hạnh phúc với chính mình, với đời sống của mình. Mỗi ngày Ngài đều nỗ lực, đóng góp nhiều hơn và mong đợi ít đi. Khi mọi việc trở nên tốt hơn ta đã mong đợi, ta sẽ cảm thấy vui hơn.

Pháp sư năm nay 46 tuổi. Ngài muốn chia sẻ “bí quyết” làm thế nào một quốc gia nhỏ bé như Bhutan đã có lần là một đất nước có những con người sống hạnh phúc nhất trên trái đất.

Ngài nói, chính quyền Bhutan tuyên bố “Chỉ số Tổng Hạnh Phúc Quốc gia” (GNH) không phải là Chỉ số Tổng Sản phẩm Quốc nội, mà là thước đo cho sự thành công của quốc gia đó.

Để giữ gìn GNH, chính phủ Bhutan đã hạn chế ngành du lịch, và thậm chí không cho phép sử dụng truyền hình và internet. Sau một thời gian dài, “mức độ vui vẻ” của người dân trong nước trong nước tăng lên rất cao.

Năm 2000, nhà vua Bhutan cho phép người dân sử dụng lại truyền hình và internet. Lúc này dân chúng bỗng thấy trước mắt mình là một thế giới mà họ chưa từng biết. Từ đó, “mức độ hạnh phúc” của người dân Bhutan sụt giảm hẳn, vì họ luôn so sánh cuộc sống đạm bạc của mình với đời sống vật chất xa hoa ở các nước đã phát triển.

Chờ mong, hy vọng… là một điều phi thực tế, Ngài nói. Rồi tự đặt cho mình những tiêu chuẩn trong đời sống và so sánh hoàn cảnh của mình với người khác. Điều này luôn là vấn đề nan giải. Nó sẽ làm chúng ta không bao giờ được hạnh phúc, bởi vì lúc nào cũng có một ai đó, ở đâu đó luôn sung sướng hơn ta.

Có những người không sở hữu gì cả, họ không có gì, nên họ hạnh phúc.

Khi bạn đến thăm những công nhân ở Nepal và Ấn độ (Pháp sư đã đến thăm những công nhân xây dựng tại tu viện của mình) vào ban đêm, bạn sẽ thấy họ đang ca hát và nhảy múa. Họ luôn hưởng lấy niềm vui trong đời. Họ không mong mỏi cao xa, họ chỉ sống cho hôm nay, từng khoảnh khắc một.

Ngoài ra, sở hữu nhiều không có nghĩa là luôn được thỏa mãn. Ngài nói tiếp: Tiền tài, uy quyền và danh vọng chỉ góp một phần rất nhỏ, 5%, để có được hạnh phúc. Ở Hoa Kỳ, lương bổng vẫn tăng đều đặn từ năm 1940, nhưng hạnh phúc thì không.

Ngài lặp lại lần nữa: Tài sản không mang lại hạnh phúc. Hạnh phúc phải đến từ bên trong bạn.

Và niềm vui bên trong có được khi ta biết yêu chính mình: Khi bạn thật sự thương mình, bạn không muốn trở thành ai khác. Bạn không so sánh với người khác. Bạn sẽ vui với bất kỳ mức thu nhập nào, và bạn sẽ có được niềm tin thật sự mà không tự kiêu quá đáng.

Khi bạn thật sự yêu cuộc sống này, bạn có thể tìm thấy cái đẹp và niềm hạnh phúc ngay cả trong những phút giây ngắn ngủi nhất. Bạn có thể hưởng lấy lợi lạc của đời sống trong từng sát-na.

Và khi bạn yêu mọi người, tình thương yêu đó tỏa ra trong từng lời nói của bạn, trong hành động, và trong nụ cười của bạn.

Mọi người sẽ thích ở cạnh bên bạn, và rồi bạn có thể kết nối với xã hội một cách dễ dàng.

Chính điều này sẽ mang lại hạnh phúc cho bạn.

Tất cả những lời khuyên trên là của một vị tu sĩ dày kinh nghiệm, bởi chính Pháp sư Gharwang Rinpochea cũng phải học tập từ cuộc đời để biết yêu thương chính mình.

Ngài Gharwang Rinpochea (ảnh) sinh trong một gia đình quý tộc ở thị xã Gangtok, bang  Sikkim , Ấn độ. Mẫu thân là Công chúa Sonam Peden Namgyal. Ngài được công nhận là hóa thân tiếp theo thứ 12 của dòng Zurmang Gharwang khi chưa được sinh ra.

120110821.100432_monk.jpg

Ảnh: The Star/ANN

Ngài cho rằng mẫu thân không được vui khi biết bà phải cho đứa con của mình xuất gia.

Khi ngài được bảy ngày tuổi, cha mẹ gửi Ngài sống ở gia đình người người chú. Ngài sống bình thường như mọi người và chơi đùa với các anh chị em họ. Nhưng Ngài vẫn được giáo dục để trở thành một tu sĩ sau này. Khi 11 tuổi Ngài xuất gia. 15 tuổi, Ngài trở thành một chú tiểu.

Ngài được học tập với rất nhiều học giả PG vĩ đại, và đi khắp nơi từ châu Á, châu Mỹ và châu Âu để thuyết giảng Pháp. Thống đốc bang  Los Angeles  tặng thưởng Ngài vì công đức đẩy mạnh hòa hợp và tính nhân đạo.

Năm 1992, Pháp sư thành lập tổ chức PG Zurmang Kagyud Buddhist Foundation, một tổ chức từ thiện quốc tế phi lợi nhuận, giúp xây nhà cho người già, xây dựng đường sá, trường học và trạm xá trong những khu vực nghèo khổ, bị thiệt thòi. Tổ chức này cũng thiết lập những trung tâm PG khác nhau, như viện đại học PG, trung tâm tu tập, tu viện và tịnh xá. Pháp sư đã xây dựng nhiều  trung tâm ở  Singapore , Hồng Kông, Đài  Loan Indonesia

Khi rảnh rỗi Ngài cũng viết văn. Ngài là tác giả của trên 10 quyển sách: Seven Points Mind Training (nói về Thiền), Essence of the BuddhaOpening the Door to Dharma và Teaching on Bardo (nói về cách sống và chết).

Hiện nay, trong khi đang giảng pháp tại Hoa Kỳ, Pháp sư cũng tham dự một chương trình học tiếng Anh chuyên sâu tại Đại học Harvard, chuẩn bị cho việc nghiên cứu Đối chiếu Tôn giáo học và môi trường. Vâng, “vị tu sĩ của màu xanh”! Ngài trồng được vài ngàn cây xanh hàng năm, và giáo dục tu sĩ của Ngài không được ném rác bừa bãi, ít dùng bao nhựa, và cứu sống tất cả cây xanh.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).

Thông tin hàng ngày