Phật giáo Đắk Lắk hài hòa giữa vùng đa sắc tộc

GN - Du nhập vào vùng đất Tây Nguyên đại ngàn, Phật giáo Đắk Lắk đã thể hiện sự phát triển nhẹ nhàng và hài hòa trong suốt hơn một thế kỷ qua.

Khơi nguồn đạo pháp

Khó có thể xác định tiến trình Phật giáo du nhập Tây Nguyên nói chung Đắk Lắk nói riêng rõ ràng về mặt thời gian. Chỉ biết rằng, vào những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX theo những dòng di dân của người Kinh, Phật giáo truyền vào Tây Nguyên và Đắk Lắk là một trong những địa phương đầu tiên tiếp nhận. Biểu hiện đầu tiên là việc tạo dựng các cơ sở thờ tự để nương tựa về mặt tâm linh nơi rừng thiêng nước độc. Do vậy, trong bản đồ người Pháp đã thấy xuất hiện một số ngôi chùa và những tụ điểm sinh hoạt Phật giáo khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 1905.

PG Daklak (1).JPG

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thăm và tặng quà Phật giáo tỉnh Đắk Lắk

PG Daklak (2).JPG

Từ đầu thế kỷ XX, theo bước chân của lưu dân di cư, chư Tăng từ miền xuôi cũng bắt đầu lên Đắk Lắk hành đạo, hỗ trợ đời sống tinh thần, tính ngưỡng. Đến những năm trước 1945, khi vua Bảo Đại thực hiện những chuyến công du lên Buôn Ma Thuột, Phật giáo đã có dấu hiệu lan tỏa bởi những đóng góp của hoàng thái hậu Từ Cung và bà thứ phi Mộng Điệp khi lập nơi thờ Phật và tụng niệm ngay hồ Lắk.

Vào năm 1949, số động Phật tử người kinh đã qui tụ và xây dựng 4 căn nhà ở đường Quang Trung (TP.Buôn Ma Thuột) làm nơi thời Phật để lễ bái dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Trí Nhiễm (pháp hiệu Thiện Minh).

Đến năm 1950, với 10 ngàn dân Đắk Lắk, tín đồ Phật giáo đã chiếm 65%, phần còn lại là Thiên Chúa giáo 20% và các tôn giáo khác của người dân tộc. Lúc này, Phật giáo dường như được lang truyền khắp Đắk Lắk với nhiều tụ điểm sinh hoạt tín ngưỡng. Tuy vậy, vẫn chưa có một cơ sở thờ tự tầm cỡ, làm nơi lễ bái chính thống thật sự cho người dân vì thực dân Pháp ra sức chèn ép, không muốn Phật giáo phát triển.

Trước tình thế ấy, Phật tử địa phương phải nhờ đến người trong hoàng tộc. Với những nổ lực và thông qua sự giúp đỡ của bà Mộng Điệp cũng như Đoan Huy hoàng thái hậu một ngôi chùa theo phong cách Huế đươc hình thành trên khu đất trên 7ha do cụ Bùi Huy (anh ruột bà Bùi Mộng Điệp) hiến cúng, lấy tên là Khải Đoan và cũng là ngôi chùa đầu tiên ở Đắk Lắk. Năm 1953, sau khi xây dựng xong nhà Tổ chùa Khải Đoan, Giáo hội Phật giáo Trung phần đã bổ nhiệm ĐĐ.Thích Đức Thiệu đảm nhiệm trụ trì chùa. Từ đó, Khải Đoan trở thanh trung tâm sinh hòa tu học của Phật giáo Đắk Lắk.

Từ sau năm 1951, Phật giáo Đắk Lắk thể hiện sự phát triển vượt bậc khi nhiều cơ sở thờ tự của nhiều hệ phái được xây dựng, tổ chức Gia đình Phật tử được hình thành và nhân rộng, các cơ sở giáo dục và từ thiện xã hội Phật giáo ra đời… Năm 1963, cùng cả nước, Phật giáo Đắk Lắk đi vào khúc quanh lịch sử đau thương nhưng hào hùng khi dấn thân đấu tranh bảo vệ Phật giáo trước sự kỳ thị của chế độ Ngô Đình Diệm, trong đó ngọn lửa Thích Quảng Hương là một trong những biểu tượng.

Sau khi nước nhà thống nhất, Phật giáo Đắk Lắk dù hết sức nổ lực nhưng mãi đến 1986 mới thành lập được Ban Trị sự do thiếu chư Tăng Ni. Lúc này toàn tỉnh chỉ có 6 vị Tăng Ni trong khi số lượng cơ sở tự viện và Phật tử bắt đầu đông đảo. Tuy vậy dưới sự dẫn dắt của TT. Thích Quang Huy, Trụ trì chùa Khải Đoan đồng thời là Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội nhiệm kỳ I (1986 - 1991), Phật giáo Đắk Lắk dần kiện toàn nhiều mặt trong tình hình mới, thành lập được 3 Huyện hội Krông Pach, Krông Buk (Buôn Hồ) và Cư M’gar, chủ yếu do cư sĩ đảm nhiệm.

Thời gian của 3 nhiệm kỳ (1992 – 2007) sau đó của Phật giáo Đắk Lắk là cả một quá trình tiếp nhận Tăng Ni, củng cố tổ chức Giáo hội để đưa Phật giáo tỉnh nhà đi vào quỷ đạo chung của Phật giáo cả nước.

Dấu ấn của sự phát triển

Tiếp nối tinh thần xây dựng và đóng góp và sự nhiệp chung của các bậc tiền nhân, có thể nói nhiệm kỳ V (2007 - 2012) của Phật giáo Đắk Lắk là một nhiệm kỳ khởi sắc.

Theo TT.Thích Châu Quang, Ủy viên HĐTS, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đắk Lắk, ngay từ đầu nhiệm kỳ V (2007- 2012), xác định những nhu cầu cấp bách của Phật giáo tỉnh nhà, Tỉnh hội đã đưa chủ trương chiêu một nhân tài. Nhờ vậy, chư Tăng Ni trong tỉnh và các tỉnh bạn đã tốt nghiệp các cấp Phật học, phát tâm về Đắk Lắk phục vụ đã được Thường trực BTS tạo điều kiện, bổ nhiệm trụ trì các tự viện điểu hành Phật sự tại cơ sở, tạo nên một sinh khí mới trong việc tu học của quần chúng Phật tử địa phương nhất là những vùng xa vùng sâu, làm tiền đề cho sự phát triển Phật giáo tỉnh nhà. Nếu đầu nhiệm kỳ IV, toàn tỉnh chỉ có 186 vị Tăng Ni thì đến nay con số này đã là 375 vị.

PG Daklak (3).JPG

Đại lễ cầu siêu – Một trong những hoạt động Phật sự gắn bó giữa đạo và đời do PG Đắk Lắk tổ chức

Bên cạnh nhiệm vụ phát triển đạo tràng hướng dẫn Phật tử tu tập, xương minh chánh pháp thì việc phát triển, xây dựng và trùng tu tự viện cũng là Phật sự mà Phật giáo toàn tỉnh quan tâm. Trong nhiệm kỳ V, Thường trực BTS đã trình công văn xin phép xây dựng 34 tự viện. Đến nay có 9 tự viện đã hoàn thành và đưa vào sinh hoạt. Song song, Ban Trị sự cũng khẩn trương lập thủ tục xin thành lập đơn vị cơ sở mới, tiếp nhận cho nhiều tịnh thất gia nhập để được chính thức sinh hoạt trong lòng Giáo hội. Đặc biệt, Thường trực BTS đã làm việc với UBND xã Ea Lê - UBND, Phòng Nội vụ và huyện Ea Súp để xin phép thành lập đơn vị Phật giáo cơ sở đầu tiên của huyện tại xã Ea Lê (huyện chưa có đơn vị Phật giáo) đến nay đang chờ kết quả.

Nhờ những việc làm thiết thực đó, tổng số tự viện trong toàn tỉnh đã tăng lên đáng kể. Trong nhiệm kỳ IV, tự viện chính thức sinh hoạt có 82 đơn vị. Đến hết nhiệm kỳ V, Thường trực BTS đã ban hành Quyết định công nhận các đơn vị và BĐD cơ sở được chính thức sinh hoạt gồm có 40 đơn vị, nâng tổng số tự viện chính thức sinh hoạt là 122 đơn vị. Hiện còn 40 đơn vị chưa được cộng nhân chính thức. Ngoài ra, để nâng cao năng lực trong tổ chức Giáo hội, Tỉnh hội cũng mở Khoá Bồi dưỡng hành chánh Giáo hội vào năm 2008 dành cho thành viên Ban trị sự, các ban ngành trực thuộc; chư Tăng Ni trụ trì các cơ sở tự viện; Ban đại diện các cơ sở trong tỉnh, với 250 đại biểu tham dự.

Là một tỉnh tập trung nhiều văn nghệ sĩ Phật giáo, công tác văn hóa cũng được Tỉnh hội chú trọng. Biểu hiện cụ thể qua việc sau Đại hội nhiệm kỳ V, Ban Văn hóa là một trong bốn ban chuyên ngành được hình thành, bắt tay thực hiện nhiệm vụ: Tham dự khóa bồi dưỡng kiến thức hoạt động văn hóa do Ban Văn hóa Trung ương tổ chức; khoá tập huấn nghiệp vụ viết báo ngắn ngày do báo Giác ngộ tổ chức; lập hồ sơ xin công nhận chùa Sắc tứ Khải Đoan là di tích Văn hóa lịch sử Phật giáo tại tỉnh Đắk Lắk; lập tờ trình gởi UBND tỉnh và TP.Buôn Ma Thuột xin đặt tên đường Thích Quảng Hương - vị danh Tăng của Phật giáo Đắk Lắk đã có công với Đạo pháp và Dân tộc (đến nay vẫn chưa nhận phản hồi); vận động trên 90% cơ sở tự viện lập tủ kinh sách và thư viện; phiên dịch và xuất bản 02 đầu sách “Lịch sử Đức Phật Thích Ca và giáo pháp của Ngài”“Nghi thức tụng niệm” bằng song ngữ Việt-Ê Đê, số lượng ấn hành 8.000 cuốn; tiếp tục ấn hành nội san Vô Ưu với 84.700 bản…

“Những kết quả đạt được tuy khiêm tốn nhưng là sự nỗ lực lớn của Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà. Đây sẽ là động lực để Phật giáo tỉnh tiếp tục tiến xa hơn trong nhiệm kỳ mới”, TT. Thích Châu Quang nhìn nhận.

Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phia Tây giáp Vương quốc Campuchia và tỉnh Đăk Nông, với 1.728.380 người gồm 44 dân tộc cùng sinh sống.

Toàn tỉnh có 162 cơ sở tự viện với 375 vị Tăng Ni thường trú và tạm trú; 62 đợn vị Gia đình Phật tử với  514 huynh trưởng và 3.226 đoàn sinh. Nhiệm kỳ qua, Phật giáo tỉnh đã công nhận 40 đơn vị tự viện và Ban đại diện cơ sở được chính thức; bổ nhiệm 55 Tăng Ni đảm nhiệm trụ trì; giới thiệu 158 vị Tăng Ni theo học các cấp Phật học và thế học; đăng cai khóa khoá Bồi dưỡng Hoằng pháp cho các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung; tổ chức trọng thể các Đại lễ Phật Đản, Vu Lan; mở hàng chục khóa huấn luyện huynh, trưởng đoàn sinh Gia đình Phật tử các cấp; thực hiện công tác từ thiện xã hội đạt 23.5 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày