Phật giáo Gia Lai: "Ổn định, đoàn kết, truyền trao, phát triển thế hệ kế thừa"

Đại giới đàn Cam Lồ Giác Đạo do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Gia Lai tổ chức từ ngày 1-9 đến 5-9 - Ảnh: Đăng Huy
Đại giới đàn Cam Lồ Giác Đạo do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Gia Lai tổ chức từ ngày 1-9 đến 5-9 - Ảnh: Đăng Huy
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Gia Lai là tỉnh biên giới vùng cao, diện tích 15.495km 2, với 35 dân tộc khác nhau, dân tộc Kinh chiếm trên 55%. Hiện toàn tỉnh có 120 ngôi tự viện với khoảng 500 vị Tăng Ni đang tu học.

Ngày 15 và 16-9, Đại hội đại biểu GHPGVN tỉnh Gia Lai lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022-2027 được tổ chức tại chùa Minh Thành, TP.Pleiku. Trước thềm sự kiện quan trọng của Phật giáo tỉnh nhà, nhìn lại thành tựu nổi bật trong công tác Phật sự nhiệm kỳ V, chia sẻ với báo Giác Ngộ, Thượng tọa Thích Quang Phúc, Chánh Thư ký Ban Trị sự cho biết:

- Tại Gia Lai hiện có 3 hệ phái Phật giáo cùng đoàn kết, hòa hợp và phát triển, với 500 Tăng Ni tu học. Trong 5 năm của nhiệm kỳ qua, GHPGVN tỉnh Gia Lai đã tổ chức khởi công xây dựng, trùng tu nhiều chùa, tịnh xá và tổ chức lễ bổ nhiệm trụ trì các cơ sở tự viện; tổ chức nhiều khóa tu để hướng dẫn Phật tử tu tập theo đúng Chánh pháp...

Đặc biệt, nhiệm kỳ 2017-2022, Ban Trị sự rất quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động từ thiện xã hội. Hàng năm đều có kế hoạch ủng hộ đồng bào nghèo khó và ủy lạo, ủng hộ đồng bào các dân tộc thiểu số, ước tính đạt số tiền lên đến gần 55 tỷ đồng.

Có thể nói, Phật giáo Gia Lai ngày càng phát triển vững mạnh, trong tinh thần “đoàn kết, hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội”.

Thượng tọa Thích Quang Phúc, Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Gia Lai

Thượng tọa Thích Quang Phúc, Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Gia Lai

* Là tỉnh thành có số lượng lớn đồng bào các dân tộc thiểu số, Thượng tọa có thể chia sẻ thêm về phương thức hoằng pháp mà Ban Trị sự đã thực hiện trong nhiệm kỳ qua?

- Gia Lai có 35 dân tộc khác nhau. Trong đó dân tộc Kinh chiếm trên 55%, dân tộc Jarai 30%, Bahnar 12%, số còn lại là các dân tộc khác như Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Brâu, Rơ Măm...

Hàng năm, tại các chùa, tịnh xá trên địa bàn tỉnh Gia Lai đều có các khóa lễ tụng kinh Pháp hoa, niệm Phật. Gia đình Phật tử sinh hoạt thường xuyên theo định kỳ tại các tự viện. Tổng số Gia đình Phật tử trực thuộc tỉnh hiện đang sinh hoạt có 42 đơn vị, có 449 huynh trưởng, 2.191 đoàn sinh.

Ngoài ra, các chùa còn tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng, bồi dưỡng giáo lý cơ bản cho Phật tử trẻ. Ban Hướng dẫn Phật tử thỉnh thoảng tổ chức các khóa tu học, các hội trại thanh thiếu niên học sinh, và thường xuyên hướng dẫn giáo lý cho các Phật tử người dân tộc thiểu số.

Năm 2019, Ban Hướng dẫn tổ chức trại Lục Hòa 2. Số lượng 2.500 huynh trưởng và đoàn sinh 5 tỉnh Tây Nguyên tham dự (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đà Lạt); Khóa tu mùa hè các chùa Từ Quang, Vạn Phật, tịnh xá Phú Cường, Ngọc Như tổ chức thu hút 1.600 đến 2.000 tu sinh tham dự…

Nêu cao tinh thần uống nước nhớ nguồn, Ban Trị sự chủ động phối hợp với các cấp chính quyền tổ chức các khóa lễ cầu siêu, tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ - những người đã hy sinh cho mảnh đất Tây Nguyên nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng. Ngày Thương binh - Liệt sĩ, các tự viện trên trong tỉnh đều có tổ chức lễ kỳ siêu.

Bên cạnh đó, thực hiện truyền thống “hộ quốc an dân” của đạo Phật, hàng năm vào tháng Giêng, các tự viện đều đồng loạt tổ chức tuần lễ Đàn Dược Sư cầu quốc thái dân an.

* Thưa Thượng tọa, đâu là điểm mạnh của Phật giáo Gia Lai?

- Để Phật giáo Gia Lai đạt những thành tựu trên, xuất phát điểm đầu tiên là từ việc các cơ sở Phật giáo trong tỉnh luôn hòa hợp, đoàn kết trong phục vụ, thực hiện đúng Hiến chương và quy định của Giáo hội.

Ban Trị sự hàng tháng họp 2 ngày, giải quyết các công việc liên quan hoạt động Phật sự trên địa bàn tỉnh. Các phòng, ban của Ban Trị sự thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc đã được thống nhất ban hành. Do đó công tác Phật sự tại địa phương luôn đem lại hiệu quả tốt đẹp.

Một điều không kém quan trọng là Phật giáo Gia Lai xây dựng cho mình được nội lực, thế hệ kế thừa. Hiện nay nhiều Tăng Ni trong tỉnh đã theo học các Trường Trung cấp Phật học và Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội, Huế, TP.HCM, và các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu trở về phục vụ tại tỉnh nhà. Phần lớn đều nằm trong Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, cùng góp tài năng, trí tuệ trong việc điều hành các Phật sự tại địa phương.

Bên cạnh đó, Phật giáo Gia Lai may mắn có được nhiều Tăng Ni đang tu học và hoằng pháp ở nước ngoài, TP.HCM, các tỉnh thành luôn hướng về quê hương, đóng góp cho công tác Phật sự chung. Điển hình bếp ăn từ thiện chùa Long Phước do Ni sư Huệ Dâng, người con của Gia Lai tổ chức trong suốt 5 năm qua, mỗi ngày đều phát 1.000 suất cơm cho 4 Bệnh viện Đa khoa, Nhi, Tâm thần kinh, và Bệnh viện Lao của tỉnh, dù trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát toàn quốc vẫn không gián đoạn. Công tác Phật sự của Phật giáo tỉnh nhờ vậy mà được nhiều thành tựu.

Hòa thượng Thích Từ Vân, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Gia Lai, Trưởng ban Tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Gia Lai lần thứ VI

Hòa thượng Thích Từ Vân, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Gia Lai, Trưởng ban Tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Gia Lai lần thứ VI

“Chủ trương của Phật giáo tỉnh Gia Lai là đem đạo vào đời, giúp ích cho đời. Trong nhiệm kỳ vừa qua, nói đến điểm nổi bật của Phật giáo Gia Lai, thứ nhất phải kể đến việc phát triển cơ sở thờ tự; thứ hai đó là hoạt động công tác từ thiện xã hội; thứ ba là ổn định tổ chức từ trên xuống cơ sở, về vấn đề Tăng Ni tu học, hành đạo. Điểm quan trọng hơn nữa đó là sự đoàn kết và ổn định nội bộ của Ban Trị sự. Bởi có ổn định thì mới phát triển được.

Trong nhiệm kỳ 2017-2022, chúng tôi rất chú tâm về vấn đề phát triển các cơ sở thờ tự ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Kết quả của 5 năm nhiệm kỳ qua, Phật giáo Gia Lai đã thành lập được 27 cơ sở tự viện mới dành cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế mới và vùng dân tộc thiểu số. Đây là nơi đồng bào Phật tử về sinh hoạt lễ bái tu học hàng ngày.

Điểm đặc trưng của Phật giáo Gia Lai là sự uyển chuyển trong công tác Phật sự. Thời gian dịch bệnh không tổ chức được các khóa tu cho Phật tử, chúng tôi dồn sức cho công tác từ thiện xã hội, hỗ trợ giúp đỡ đồng bào chống dịch trong tỉnh và ủng hộ rau củ quả gửi về chia sẻ với người dân TP.HCM.

Việc Ban Trị sự chưa thực hiện được trong nhiệm kỳ qua là còn một số cơ sở vùng sâu vùng xa đã đăng ký thành lập nhưng chưa được giải quyết. Ở đó, Phật tử khao khát và mong chờ có được cơ sở thờ tự để lễ bái và tu học theo Chánh pháp. Trong nhiệm kỳ đến chúng tôi sẽ cố gắng xin thành lập các cơ sở tự viện để có nơi lễ bái tu học cho đồng bào Phật tử vùng sâu vùng xa”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

[Video] Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Phát biểu khai mạc, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn có lời chào mừng đến các vị đại biểu, chư vị khách quý; đồng thời nêu ý nghĩa của Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024. Trưởng lão Hòa thượng cho biết năm 2024 là năm thứ hai thực hiện Chương trình mục tiêu hoạt động Phật sự nhiệm kỳ IX...
Chư Tăng Ni chỉ chuyên tâm tu học và làm các Phật sự mà thôi - Ảnh minh họa

Chư Tăng có thể đi làm việc ngoài xã hội không?

GNO - Tôi thấy ở nước ngoài, các tu sĩ Phật giáo vẫn đi ra ngoài làm việc để kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải cuộc sống và học hành. Vậy ở nước ta, các thầy có được phép ký hợp đồng lao động với các doanh nghiệp để làm việc không?

Thông tin hàng ngày