Phật giáo giúp nghệ thuật vượt thoát chính mình

Nhiếp ảnh gia David Butow
Nhiếp ảnh gia David Butow

GN - Cách đây 3 năm, nhiếp ảnh gia David Butow đã thách thức bản thân để tìm ra sự tương quan giữa công việc phóng viên ảnh của mình với một trong những niềm đam mê mà ông đang đeo đuổi: Phật giáo.


Sau một năm đặt chân qua 10 quốc gia Phật giáo, Butow giới thiệu đến thế giới sộ sưu tập lộng lẫy mang tên “Seeing Buddha” (Thấy Phật). Loạt ảnh trong bộ sưu tập về hiện thân của Phật giáo không chỉ đặc sắc về chủ đề mà còn đáng chú ý về mặt kỹ xảo của nghệ thuật nhiếp ảnh. Là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, Butow luôn trau dồi sự hiểu biết, lòng nhân ái cũng như tính kỷ luật, tất cả nói lên một sự cảm nhận sâu sắc về Phật giáo được phác họa trong bộ ảnh của ông.

Những tác phẩm của Butow từng là tâm điểm của các thời báo lớn như New York TimesNational Geographic. Butow cũng có chương trình triển lãm tại Đại học Stanford. Cũng câu chuyện sau đây, Butow sẽ giải thích về cách ông nhìn nhận Phật giáo và cách ông ứng dụng đạo Phật như một tôn giáo như thế nào.

Qua loạt ảnh lần này, ông muốn đạt được điều gì nhất?

- Tôi muốn đi đến những nơi bắt nguồn của Phật giáo, hay những đất nước đạo Phật chiếm ưu thế, cố gắng để tiếp thu nhiều pháp môn tu tập, từ đó làm rõ những khái niệm về Phật giáo được phản ánh dưới góc độ mỹ thuật học qua các nền văn hóa khác nhau. Đồng thời, dựa trên các lập trường về khái niệm đó, tôi muốn tạo ra một cầu nối giữa quá trình đến với nghề nhiếp ảnh với sự lý giải của riêng tôi về tư tưởng Phật giáo, cũng như sự trải nghiệm về các chủ đề trong những bức ảnh.

Tại sao ông lại chọn cách khám phá Phật giáo thông qua lăng kính của mình?

- Tôi thấy thật thú vị khi được học hỏi và khám phá những ý tưởng từ những kinh nghiệm lớn trong lúc chụp và tạo ra bản thể của Phật giáo - thực tiễn và tính thẩm mỹ - nội dung chính của hình ảnh.

Bên cạnh đó, đối với tôi, sự hấp dẫn của nghề nhiếp ảnh là nó mang lại cho tôi lý do để khám phá những nơi mà tôi muốn tìm hiểu. Tôi rất tò mò về Phật giáo hiện hữu ở những nơi như Bodh Gaya - Ấn Độ và Sri Lanka, nơi đạo Phật đã hiện hữu một cách sinh động hơn 2.000 năm trước.

giaohao09.jpg


Một tu sĩ cầu nguyện tại Paro, Bhutan

giaohao03.jpg


Một vị sư thiền định ở Angkor Wat, Siem Teap, Campuchia

Ông viết về sự thu hút của một bức ảnh “trong thời điểm quyết định” với “một nhận thức cao”. Ông có thể cho tôi biết những bức ảnh nào mà ông nghĩ rằng mình đã từng bị thu hút ngay lúc bấm máy không?

- Đó là bức ảnh được chụp vào những ngày đầu năm mới tại Golden Rock, Miến Điện. Bức ảnh cho thấy cảnh những người cầu nguyện bên trong một tòa nhà nhỏ với tòa tháp chùa được khắc họa trên cửa sổ trước mặt họ. Từ đó, nhìn vào bức ảnh, người ta thấy được con người cùng những gì con người trong ảnh đang hướng đến.

Thực tế, sự khởi đầu của một năm như thế này cũng thu hút tôi, bởi vào thời điểm đó, chúng ta tổng kết các sự kiện của năm cũ và hình dung những gì mà năm tiếp theo sẽ mang lại. Bạn đang nhận thức về thời điểm hiện tại, trong thời điểm đó bao hàm cả quá khứ và tương lai. Sự mơ hồ và trầm tư đó với tôi dường như báo hiệu sự từng trải thoáng qua trong con người tôi, mặc khác, nó thôi thúc tôi tìm kiếm một trải nghiệm vượt thoát bản thân mình.

Ông có thể giải thích ông đã chịu ảnh hưởng bởi Henri Cartier-Bresson và “Thiền trong nghệ thuật bắn cung” như thế nào không?

- Cartier-Bresson từng là thần tượng nhiếp ảnh thời niên thiếu của tôi. Ông ấy đã khéo léo kết hợp cảm nhận hình học, thời gian và sự nhạy cảm với con người một cách tuyệt vời. “Zen and the Art of Archery” (Thiền và nghệ thuật bắn cung) hấp dẫn ông bởi nó mô tả khoảnh khắc bắn mũi tên, và chụp được bức ảnh, nó gần như trở thành một hành động vô thức được thực hiện hoàn hảo.

Không phải ngẫu nhiên, trong Cung đạo (Nhật Bản) có luật lệ gắt gao và sự chuẩn bị phức tạp, đòi hỏi người thực hiện ở trong trạng thái gần với thiền định. Thời điểm phóng mũi tên không phải dựa trên sự tập trung vào một điều gì đó, mà nó là sự kết hợp của rất nhiều thứ diễn ra xung quanh một cung thủ, nhưng điều đó phải được các cung thủ điều khiển như thể họ không biết những thứ đang xảy ra. Mọi người dành nhiều năm, nhiều thập kỷ cố gắng để đạt được đến điều này.

Dựng khung hình và chụp một tấm ảnh đẹp là như nhau. Cartier-Bresson đã nói như vậy: “Đặt đôi mắt của chúng ta thẳng hàng với trái tim và suy nghĩ của mình”. Điều đó cũng có nghĩa là tất cả mọi thứ thoáng qua ở trọng tâm Phật giáo và chỉ có nghề nhiếp ảnh mới lưu giữ khoảnh khắc đó tốt nhất.

giaohao08.jpg
Cầu nguyện đầu năm mới tại Golden Rock, Miến Điện

giaohao06.jpg
 Người dân Miến Điện cầu nguyện tại một ngôi chùa cổ ở Bagan

Có một chiến lược, các loại máy ảnh hay một kỹ thuật đặc biệt thật sự thu hút ông vào những gì ông đang làm chứ?

- Thật ra tôi đi đến rất nhiều nơi và có rất nhiều cách mà con người đang thực hành theo, nên tôi nghĩ rằng kỹ thuật của một nhiếp ảnh gia cần bộc lộ nhiều sự đa dạng hơn nữa. Tôi luôn chọn ra một điều gì đó đại diện cho những gì tôi cảm nhận về nơi mình chụp. Ví dụ, cách mà người dân Miến Điện thực hành theo đức tin của họ với những nhân vật truyền thuyết và nhiều thứ khác, kỹ thuật tôi sử dụng ở đây có thể nói là “ra khỏi thế giới này” - mờ ảo mà ấn tượng.

Trái lại, trong Thiền tông, giả sử như tính tương phản trong thiết kế của các khu vườn thiền, nó được sắp xếp rất tỉ mỉ theo một trình tự ngăn nắp, nhưng lại có rất nhiều khoảng không gian âm. Đối với những tấm ảnh như vậy, tôi sử dụng kỹ thuật nhấn mạnh, làm nổi bật những sự sắc nét góc cạnh và tính chuẩn xác mà không cần màu sắc quá.

Thêm vào đó, tôi sử dụng nhiều loại máy ảnh, phim và kỹ thuật khác nhau, vì nó mở ra cho tôi nhiều cách nhìn khác nhau, giúp tôi có nhiều sự sáng tạo hơn so với những gì tôi thường làm trong suốt những năm qua. Trước đây, tôi chỉ sử dụng những kỹ thuật căn bản với các cách phối màu đơn giản, hay trắng đen mà thôi.

Dường như ông bị cuốn hút bởi những tư tưởng cũng như văn hóa Phật giáo qua công việc của mình. Vậy Phật giáo đã xuất hiện trong nghề nhiếp ảnh, hay lóe sáng trong nhận thức của ông, hay thông qua loạt ảnh nào đó? Nếu vậy, ông có thể nói cho chúng tôi được biết, cũng như chỉ rõ những tấm ảnh liên quan được không?

- Tôi chưa từng có ý nghĩ hòa quyện tư tưởng Phật giáo vào những bức ảnh của mình cho đến cách đây 3 - 4 năm. Trước đó, tôi bị thu hút bởi những triết lý phương Đông và có lẽ nhờ đó công việc của tôi ở châu Á trở nên hấp dẫn hơn. Có nhiều tính chất tâm linh trong tư tưởng của người phương Đông nhưng không nhất thiết là phải tin tuyệt đối vào thần thánh. Bởi thế, tôi muốn tìm hiểu và khám phá xem liệu mình có thể tiếp nhận những tư tưởng ấy khi ở đây không.

Ông đã từng theo dõi và có những bức ảnh về cơn sóng thần Tsunami Nhật Bản năm 2011, trận động đất ở Tứ Xuyên, Afghanistan, Ferguson, và nhiều sự kiện chấn động, thảm kịch khác. Có phải Phật giáo đã truyền cảm hứng hay ẩn hiện trong các bức ảnh mà ông đã chụp?

- Nhận thức sâu sắc về nỗi khổ đau của con người, có một tấm lòng từ bi, thấu hiểu với người khác và không bao giờ phán xét, đó là những gì trọng tâm trong lời dạy của Đức Phật. Để làm việc tốt hơn trong mọi hoàn cảnh, tôi phải tận dụng nhiều sự thấu hiểu và hài hòa với cảm xúc trong sự sáng tạo và điều chỉnh thời gian, như Cartier-Bresson với sách bắn cung từng đề cập. Thắt chặt quá trình này với tư tưởng Phật giáo không phải là phương pháp duy nhất tôi nghĩ đến, nhưng đó cũng là một cách hay.

giaohao10.jpg


Động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc

Ông có thể chia sẻ mẹo để những nhiếp ảnh gia đang mong muốn chụp được những bức ảnh mang xu hướng Phật giáo, hay sử dụng những kỹ thuật như trong thuật bắn cung tốt hơn không?

- Khi một người bắn cung giỏi, họ cần phải thật sự cảm thấy thoải mái với kỹ thuật cũng như dụng cụ của mình. Cũng giống như trong nhiếp ảnh. Nếu quá đặt nặng về máy móc hay cách sử dụng nó, điều đó có nghĩa là bạn đang đi sai hướng, bỏ lỡ những cảm xúc thật sự trong bạn và những gì đang diễn ra với đối tượng mà bạn chụp. Tốt nhất là hãy suy nghĩ thật đơn giản, bạn có thể không cần phải đem theo nhiều máy ảnh hay ống kính, quan trọng là dùng những gì quen thuộc với mình một cách khéo léo.

Một khi đứng trước khoảnh khắc bấm máy, ai cũng muốn thâm nhập và đồng điệu với chủ thể mà mình đang hướng ống kính đến. Như Cartier-Bresson đã từng nói, hãy sử dụng tâm trí, trái tim và sự nối kết với chủ thể ngay cả khi nó là núi, vườn hay con người. Xử lý nhanh và nắm bắt ánh sáng, chuyển động, điều chỉnh, lên thời gian phù hợp cho góc máy của bạn và chụp ngay khi bạn cảm nhận được mọi thứ đang làm bạn rung động.

Ông có thể chia sẻ về triển lãm ở Đại học Stanford?

- Cuộc giao lưu tại Stanford mở ra cho tôi cơ hội để chia sẻ những ý tưởng tôi từng đề cập trên đây với những chuyên gia thực sự ở lĩnh vực này. Tôi biết nghề nhiếp ảnh, họ thì hiểu rõ Phật giáo, và thật tuyệt vời nếu cùng thảo luận với nhau. Bên cạnh đó, Trung tâm Phật giáo Ho Center chủ yếu dành cho những người học Phật cũng có một phần liên quan đến nghệ thuật. Nhiều người có sự nối kết giữa tư tưởng Phật giáo với việc làm nghệ thuật, đặc biệt là những người trong ngành nhiếp ảnh. Theo tôi, đây là một chủ đề thú vị mà tôi luôn mong muốn được cùng thảo luận với mọi người từ nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thực tế, sự khởi đầu của một năm như thế này cũng thu hút tôi, bởi vào thời điểm đó, chúng ta tổng kết các sự kiện của năm cũ và hình dung những gì mà năm tiếp theo sẽ mang lại. Bạn đang nhận thức về thời điểm hiện tại, trong thời điểm đó bao hàm cả quá khứ và tương lai. Sự mơ hồ và trầm tư đó với tôi dường như báo hiệu sự từng trải thoáng qua trong con người tôi, mặt khác nó thôi thúc tôi tìm kiếm một trải nghiệm mang chúng ta vượt ra khỏi bản thân mình.

giaohao01.jpg


Đại Phật ở Kamakura, Nhật Bản

giaohao05.jpg


Nữ sinh trong nghi thức trà đạo, Kyoto, Nhật Bản

giaohao02.jpg
Cây trong vườn thiền ở Kyoto và nữ Phật tử ở Kamakura, Nhật Bản

Giao Hảo dịch
(theo SAM LITTLEFAIR WALLACE,
How David Butow captured the Buddha in a frame)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày