Phật giáo tỉnh Thái Bình tổ chức lễ Phật đản nội bộ

GNO - Thông báo của TT.Thích Thanh Hòa, UV HĐTS, Trưởng BTS Phật giáo tỉnh ngày 25-4 cho biết, Đại lễ Phật đản năm nay vẫn diễn ra trang nghiêm, với nghi thức tắm Phật truyền thống tại các cơ sở tự viện, tại tư gia các gia đình.

Riêng, Đại lễ Phật đản PL.2564 do BTS Phật giáo tỉnh tổ chức sẽ diễn ra tại trụ sở BTS (chùa Thánh Long, P.Kỳ Bá, TP.Thái Bình) vào ngày 12, 13-4-Canh Tý (4, 5-5-2020), trong phạm vi nội bộ Tăng Ni, không tổ chức lễ đài tập trung đông người, không tổ chức rước xe hoa, không tổ chức các chương trình nghệ thuật chào mừng và các Phật tử không đến tham dự. 

BTS GHPGVN các cấp, các chùa, cơ sở tự viện tổ chức đại lễ trong khoảng thời gian từ 30-4 – 7-5-2020.

IMG_3527.JPG


Lễ đài Phật đản PL.2563 - DL.2019 của BTS Phật giáo tỉnh Thái Bình

Ngoài ra, thông báo lưu ý việc trang trí tôn nghiêm, treo cờ (quốc kỳ và đạo kỳ), phan phướn, lồng đèn, thiết lập bồn tắm Phật đản sinh (hoặc vườn Lâm Tỳ Ni), biểu ngữ kính mừng Phật đản... tại Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh, các BTS địa phương và các tự viện, tư gia gia đình Phật tử.

Các chùa, cơ sở tự viện tiếp tục thực hiện cấm túc tụng kinh kính mừng Phật đản và cầu nguyện cho đại dịch chấm dứt, chấp hành nghiêm chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ.

Đặc biệt, ngày 15-4-Canh Tý, tất cả các tự viện trong tỉnh tụng kinh kính mừng Phật đản và cầu nguyện đại dịch Covid-19 được tiêu trừ; đất nước Việt Nam quốc thái dân an, sớm ổn định, phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân.

Khuyến khích các chùa, Tăng Ni có điều kiện tổ chức trực tuyến online kính mừng Phật đản để kết nối với cộng đồng Phật tử và nhân dân.

“BTS GHPGVN tỉnh và chùa Thánh Long không tổ chức các chương trình lễ gì trong Đại dịch. Mỗi gia đình Phật tử tôn trí kính mừng Phật đản tại nơi trang nghiêm trong tư gia. Không tập trung nhiều gia đình, không tổ chức đông người”, thông báo viết.

Nhuận Nguyện

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.
Tác giả, Phật tử Nguyễn Tường Bách trong khuôn viên vườn nhà - Ảnh: TGCC

Tác giả Nguyễn Tường Bách sẽ nói chuyện và giao lưu về chủ đề Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á

GNO - Nguyễn Tường Bách - tác giả, dịch giả của nhiều cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đạo của vật lý, Con đường mây trắng ... - sẽ có buổi trò chuyện và giao lưu xoay quanh chủ đề “Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á”.

Thông tin hàng ngày