GNO - Các chuyên gia văn hóa thuộc khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc, đã tìm thấy một bản văn cổ thuộc Phật giáo Tây Tạng dày hơn 100 trang có niên đại từ thế kỷ 13 (ảnh).
Tài liệu này có nội dung về y học và tôn giáo Tây Tạng truyền thống, đã được tìm thấy tại một tu viện ở huyện Nyemo thuộc vùng ngoại ô của thủ đô Lhasa hồi tuần trước, ông Tashi Gyatso, một quan chức văn phòng văn hóa của Lhasa cho biết.
Các trang giấy của quyển sách đã bị sút ra và tài liệu này không còn đầy đủ nữa.
Tuy nhiên, chữ viết bằng mực đen trên giấy làm bằng sợi vỏ cây của Tây Tạng vẫn còn nhìn thấy rõ ràng.
Điều thú vị là dù được viết bằng chữ Tây Tạng nhưng hầu hết các trang sách lại được đánh số bằng các ký tự Trung Quốc.
Tài liệu này được biên soạn trong triều đại nhà Nguyên, cách đây khoảng 800 năm.
Nhà chức trách văn hóa địa phương đang chuẩn bị đưa tài liệu hiếm hoi này vào trong danh sách các di sản văn hóa có nguy cơ "tuyệt chủng" cần được bảo quản đặc biệt của quốc gia.
Đây là một trong tổng số 853 di sản văn hóa được phát hiện ở Lhasa trong năm qua.
Cơ quan văn hóa đang lập danh sách các hạng mục di sản văn hóa của thành phố từ năm 2011 và 2015 nhằm bảo quản những vật có giá trị này.