Phát lộ trung tâm tôn giáo thời Trần ở chùa Am Các

Trong quá trình khai quật khảo cổ học tại chùa Am Các, xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), các nhà khoa học đã phát hiện nhiều di vật, hiện vật liên quan đến hoạt động tôn giáo thời Trần ở địa phương.

thanh-hoa-mot-so-hinh-anh-khai-quat-khao-co-hoc-chua-am-cac-3-1545045679724361294269_jpeg.jpg
Hố khai quật khảo cổ học tại chùa Am Các
- Ảnh do Trường ĐH Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Thanh Hóa cung cấp

Chiều 17-12, Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Thanh Hóa cho biết vừa phối hợp với Viện nghiên cứu kinh thành thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Trường ĐH Văn hóa - Thể thao và du lịch Thanh Hóa công bố kết quả sơ bộ khai quật khảo cổ học tại chùa Am Các, xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia.

Năm 2018, Trường hai đơn vị này đã mở 6 hố khai quật, thám sát khảo cổ học trên diện tích gần 543m2 tại các khu vực: tảng đá có khắc hình tượng Phật, chùa Hạ, chùa Trung và khu vực lò nung gạch, ngói chùa Am Các.

Các nhà khảo cổ học phát hiện các di tích kiến trúc, xưởng sản xuất vật liệu xây dựng tại chỗ, thu được nhiều di vật, hiện vật là bằng chứng xác định niên đại, địa điểm, các đơn nguyên trong quần thể di tích.

thanh-hoa-mot-so-hinh-anh-khai-quat-khao-co-hoc-chua-am-cac-1-15450457724611358248797_jpg.jpg
Một số đồ sứ phát hiện khi khai quật khảo cổ học tại chùa Am Các
- Ảnh do Trường ĐH Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Thanh Hóa cung cấp

Các nhà khoa kết luận ban đầu: chùa Am Các hình thành vào thời Trần, thế kỷ XIV, phát triển mạnh thời Lê Trung hưng, thế kỷ XVIII, là trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng lớn của tỉnh Thanh Hóa.

Theo các nhà khảo cổ học, cơ quan chức năng cần tiếp tục khai quật khảo cổ học, nghiên cứu sâu rộng hơn chùa Am Các và vùng phụ cận, bổ sung hồ sơ đề nghị công nhận di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh cấp quốc gia.

Xây dựng quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích, quy mô khoảng 300ha gắn với phát triển du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

Trước mắt, chính quyền địa phương và ngành chức năng cần sớm làm nhà che bảo vệ khu lò sản xuất gạch, ngói cổ đã phát lộ; lấp cát, hoàn trả mặt bằng, bảo vệ các hố khai quật, các hố thám sát đã phát lộ.

thanh-hoa-mot-so-hinh-anh-khai-quat-khao-co-hoc-chua-am-cac-2-1545045881200110721494_jpg.jpg
Một số đồ bằng gốm phát hiện khi khai quật khảo cổ học tại chùa Am Các
- Ảnh do Trường ĐH Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Thanh Hóa cung cấp

Được biết, chùa Am Các nằm trên núi Các bao phủ bởi thảm rừng thường xanh, cách huyện lỵ Tĩnh Gia 11 km. Trải qua thời gian và biến thiên của lịch sử, chùa Am Các đã bị phá hủy, hiện cần bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích cấp tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.

Thông tin hàng ngày