Phố ông Đồ đến hẹn lại lên

Tết về, phố ông đồ lại nhộn nhịp với những cụ già khăn xếp, áo the. Những tấm giấy đỏ, nghiên mực tàu được rải ra dọc bờ tương của Văn miếu Quốc Tử Giám tạo nên một nét đặc trưng riêng của Hà Nội. Có gì đó cổ mà không cũ.

Phố ông đồ ở Văn Miếu bắt đầu họp từ cách đây vài hôm. Trước chỉ có vài cụ ra "dạo chữ" làm quen.

Phố ông Đồ đến hẹn lại lên ảnh 2
Bắt đầu từ ngày hôm qua, 23 tháng Chạp, cái mốc đánh dấu chính thức cho những ngày Tết, những ông đồ già, đồ trẻ mới bắt đầu thực sự tạo nên một con phố ông đồ.
Phố ông Đồ đến hẹn lại lên ảnh 3
Phố ông đồ năm nay không còn phải "vào ô" như năm trước. Điều đó khiến các cụ cảm thấy thực sự thoải mái bởi không còn phải gò bò trong các gian hàng mang hơi hướng "buôn chữ" nữa
Phố ông Đồ đến hẹn lại lên ảnh 4
Một cụ đồ cho biết, vỉa hè làm nên ông đồ. Khung cảnh Văn Miếu tạo nên không không khí rất cổ cho cả phố. Còn bức tường Văn Miếu giống như một cái nền kiến thức vững chắc phía sau những ông đồ già vậy

Phố ông Đồ đến hẹn lại lên ảnh 5
Phố ông đồ năm nào cũng vậy, đều xuất hiện những ông đồ trẻ. Có người viết chữ quốc ngữ, có người viết chữ nho... Nhưng điều quan trọng là họ cùng hướng đến cái đẹp của người Tràng An

Phố ông Đồ đến hẹn lại lên ảnh 6
Và thói quen xuân về đi xin chữ cũng từ đó mà ngấm vào những công dân trẻ của Hà Nội

Phố ông Đồ đến hẹn lại lên ảnh 7
Phố ông Đồ đến hẹn lại lên ảnh 8
Theo ông đồ Nguyễn Khắc Thái, bắt đầu từ sau ngày ông Công, ông Táo, khách đến thăm phố ông đồ mới đông. Đông nhất là khoảng từ 29 cho đến mùng 3 Tết, khi mọi việc mua sắm, chuẩn bị Tết đã xong cơ bản, người ta bắt đầu du xuân và xin chữ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày