Phục hồi 5.000 mét vuông tranh tường ở Mạc Cao

GNO - Tận sâu trong một mạng lưới các hang động ven theo ốc đảo Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, hàng ngàn tác phẩm điêu khắc Phật giáo 1.600 năm tuổi đang ẩn sâu trong im lặng.

Hang Mạc Cao, bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo chiếm lĩnh các hang động trên vách núi 1.700 mét được coi là một trong những tác phẩm tốt nhất còn tồn tại, đã được liệt vào di sản thế giới vào năm 1987.

a vch.jpg


Một góc Mạc Cao

Với hầu hết các bức bích họa và các tác phẩm điêu khắc có niên đại từ năm 400, hàng trăm năm nằm trong sự ẩm ướt của hang động đã làm thiệt hại nhiều tác phẩm quý giá, Wang Xudong, phó chủ tịch Viện Hàn lâm Đôn Hoàng, cho biết.

Phó chủ tịch Wang và các đồng nghiệp của ông đã dành nhiều thập kỷ để chống lại sự ăn mòn nơi địa điểm văn hóa cổ đại này.

Khi Viện Hàn lâm tổ chức kỷ niệm lần thứ 70 trong tháng này, họ sẽ ăn mừng sự kiện quan trọng phục hồi 5.000 m2 công trình, trong khi vẫn đào bới để tiếp tục hoàn thiện những nỗ lực của mình.

Từ khi thành lập vào năm 1944, Viện đã dành nguồn lực của mình trong việc sửa chữa và phục hồi các bức tranh tường cổ trong hang động.

Nằm gần thành phố Đôn Hoàng, Viện tự hào có một đội ngũ chuyên gia có tay nghề cao, ngoài nhiều thập kỷ khôi phục lại tác phẩm nghệ thuật, những năm gần đây nhóm đã chụp ảnh các bức bích họa với hy vọng rằng ngay cả khi các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo này bị phân hủy, thì tài liệu tham khảo kỹ thuật số sẽ còn tồn tại trong nhiều thế kỷ tới.

Sử dụng công nghệ hiện đại, chúng tôi cũng đã phát minh ra quy trình để "chữa bệnh" những bức tranh tường bị nứt, vỡ mảnh, phai mờ và tách rời.

Mục tiêu của họ, ông Wang nói, là để "kéo dài tuổi thọ của di sản văn hóa thế giới" vô thời hạn.

Được biết đến như hang động ngàn Đức Phật, hang Mạc Cao bao gồm 735 động, với những bức bích họa Phật giáo cổ xưa trên các bức tường bên trong với diện tích 45.000 m2. Các bức tranh này nằm trong số những tác phẩm được bảo tồn trên thế giới.

Kể từ những năm 1980, Viện Hàn lâm tham gia với các tổ chức bảo vệ di tích trên toàn thế giới trong việc khám phá các công nghệ phục hồi các bức tranh tường và nuôi dưỡng tài năng giúp bảo vệ cho địa điểm này sống lâu dài.

Trong năm 2009, Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Quốc gia về Bảo tồn Tranh tường cổ được thành lập thành Viện Hàn lâm để phục vụ như là một trung tâm kỹ thuật cấp nhà nước phục hồi các bức tranh tường cổ cho cả hang Mạc Cao và những bức tranh tường cổ khác trên khắp đất nước.

Trong số 38 địa điểm của Trung Quốc nằm trong danh sách Di sản Thế giới, có 11 bức tranh tường cổ xưa. Đôn Hoàng, một thành phố phát triển trên con đường tơ lụa cổ xưa, là quê hương của hơn 800 hang động có ít nhất 1.600 năm tuổi.

Văn Công Hưng (Theo Tân Hoa)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Điều xấu của một tu sĩ: Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày