Quả chuối chữa nhiều bệnh

Chuối xanh chữa chứng loét dạ dày, hắc lào mới phát. Chuối hột chín trị giun đũa. Bắp hoa chuối tăng tiết sữa cho phụ nữ sau sinh...


Lương y Bùi Đắc Sáng, nhà nghiên cứu khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, cho biết chuối có tên khác là ba tiêu, là loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta. Ước lượng có tới 200-300 giống chuối được trồng trên thế giới. Việt Nam có nhiều giống chuối khác nhau, phân biệt bởi hình dạng của quả, độ dày và màu sắc của vỏ quả, mùi vị và màu sắc của thịt quả. Có thể sắp xếp các giống phổ biến làm 2 nhóm: nhóm giống chuối tiêu (chuối già) và nhóm giống chuối tây (chuối sứ). Ngoài ra còn có chuối lá mật, chuối hột, chuối bột, chuối ngự...

"Nhiều bộ phận của cây chuối có thể làm thuốc chữa bệnh", lương y cho biết.

Trong chuối xanh có 10% tinh bột. Bài thuốc được chế biến bằng cách dùng chuối xanh cả vỏ, thái lát, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, tán bột uống nhiều lần trong ngày. Lương y Sáng lưu ý những loại chuối chín và chuối sấy khô ở nhiệt độ cao không thực sự kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy.

Quả chuối xanh non còn được dùng để chữa hắc lào mới phát. Cách làm: rửa sạch chỗ hắc lào bằng nước nóng, gãi cho trợt da, lau khô rồi lấy một quả chuối vừa bẻ trên buồng xuống, cắt dần từng lát, cho nhựa chuối tiết ra mà thấm, bôi, xoa, xát vào nơi bệnh, ngày 2-3 lần.

Bắp hoa chuối được coi là bài thuốc dân gian hữu hiệu trong việc tăng cường sữa cho phụ nữ sau sinh. Lương y Sáng cho biết, bắp hoa chuối tính vị chát, hơi ngọt, mát, có thể làm nộm ăn, hoặc thái nhỏ, luộc ăn với muối vừng, muối lạc sẽ có tác dụng hiệu quả.

chuoiqua.jpg
 Cả chuối xanh và chuối chín đều có công dụng chữa bệnh. Ảnh: Inside Edition

Ngoài quả và bắp hoa chuối, củ chuối cũng có nhiều công dụng. Củ chuối tính vị ngọt, rất lạnh, tác dụng thanh nhiệt giải độc, chủ trị chữa nhọt sưng nóng, đái tháo đường, sốt cao phát cuồng, trúng độc, mụn nhọt. Cách làm: lấy củ chuối giã nát đắp nơi bệnh chữa nhọt sưng ở sống lưng. Củ chuối tiêu sắc lấy nước uống chữa trúng độc, hoặc giã vắt lấy nước, uống 1-2 chén con, cách mỗi giờ một lần giúp thanh nhiệt, giải khát.

Chuối chín có 16-20% glucid, 1,2% tinh bột, 0,5% Lipid, 1,2% protein. Trong 100 quả chuối có 8 mg calcium, 28 mg kalcium, 0,6 mg sắt và các vitamin, 0,12 mg cloten, 0,04 mg vitamin B1, 0,05 mg vitamin B2, 0,07 mg vitamin PP và 6 mg vitamin C. Quả chuối chín chữa đại tiện táo bón. Đặc biệt, quả chuối hột chín có thể trị giun đũa bằng cách ăn trực tiếp hàng ngày.

Thúy Quỳnh
(VnExpress)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày