Quảng Bình: Khởi công xây chùa Kim Nại

Ngày 2-6, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Bình phối hợp với UBND huyện Quảng Ninh tổ chức khởi công xây dựng lại chùa Kim Nại. 

Đến dự lễ có chư Tăng Ni thuộc Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Bình, Ban Trị sự Phật giáo huyện Lệ Thủy, Bố Trạch, TP.Đồng Hới; đại diện lãnh đạo huyện Quảng Ninh và đông đảo bà con Phật tử, các đạo tràng thuộc tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị...

images624858_20180602_073728_jpg.jpg
HT.Thích Tánh Nhiếp, Trưởng BTS Phật giáo tỉnh Quảng Bình cùng quan khách động thổ xây chùa

Chùa Kim Nại thuộc xã An Ninh (Quảng Ninh) được UBND tỉnh đồng ý cho phục dựng trên cơ sở ngôi chùa cổ nằm trong bát danh hương "Sơn - Hà - Cảnh -Thổ - Văn - Võ - Cổ - Kim".

Theo thiết kế, khuôn viên chùa có diện tích xây dựng 4.200 m2 bao gồm cổng chính, sân, điện thờ, nhà thiền sư và thư viện. Tổng đầu tư hơn 10 tỷ đồng do Phật tử Lê Thị Tú Anh (ở TP.Hồ Chí Minh) là con em làng Kim Nại cúng dường và vận động. Ban Trị sự Phật giáo huyện Quảng Ninh chủ trì thi công.

Dự kiến, chùa Kim Nại sẽ hoàn thành việc phục dựng và đưa vào sử dụng sau 10 tháng nữa. Việc phục dựng chùa Kim Nại một di tích lịch sử văn hóa không chỉ đáp ứng nguyện vọng của người dân và Phật tử ở huyện Quảng Ninh nói riêng mà còn là nguyện vọng chung của nhiều người dân và Phật tử trong tỉnh.

 Đ.T
(Quảng Bình online)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày